Bài cuối: Đâu là giải pháp thoát nghèo?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trao đổi với P.V, ông Lê Quang Long-cán bộ phụ trách giảm nghèo Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Ia Grai đề xuất nên thực hiện chương trình giảm nghèo theo lộ trình. Theo đó, tất cả các chương trình quốc gia hỗ trợ hộ nghèo nên quy về một đầu mối và thành lập ra một ban quản lý hỗ trợ hộ nghèo (dù hiện nay địa phương đã có Ban Chỉ đạo chương trình giảm nghèo), để có sự đầu tư tập trung hơn. Bên cạnh đó, cần lập danh sách cụ thể, tư vấn, tuyên truyền, nắm bắt nhu cầu hộ nghèo cần quan tâm giúp đỡ việc gì thì hỗ trợ đầu tư việc đó. Đồng thời, khi các chính sách được quy về một đầu mối thực hiện dứt điểm từng hộ, từng làng, từng xã, ví dụ như đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho đến khi hoàn thiện chương trình, đạt hiệu quả thì ban quản lý hỗ trợ hộ nghèo mới được rút đến các xã, làng, hộ nghèo khác. Làm được như vậy, công tác thoát nghèo mới đạt hiệu quả.

Công tác tuyên truyền để người nghèo có ý thức, phấn đấu vươn lên thoát nghèo rất quan trọng. Ảnh: Đức Thụy
Công tác tuyên truyền để người nghèo có ý thức, phấn đấu vươn lên thoát nghèo rất quan trọng. Ảnh: Đức Thụy

Đồng quan điểm này, ông Lê Văn Thái-Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Chư Prông, nói thêm: Sau khi phân loại nguyên nhân dẫn đến nghèo, phải có chính sách hỗ trợ phù hợp, vì theo nhu cầu cứ hỗ trợ trực tiếp mãi hộ nghèo tiêu xài cũng hết, mà phải cho “cần câu”. Bên cạnh tranh thủ tối đa từ nhiều nguồn lực, công tác tuyên truyền để người nghèo có ý thức, phấn đấu vươn lên thoát nghèo, động cơ thoát nghèo cũng rất quan trọng.

Nghị quyết số 08 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIII) đánh giá: Tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong những năm gần đây còn thấp, thu nhập bình quân đầu người so với cả nước chưa cao, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, hộ nghèo là người dân tộc thiểu số hiện còn chiếm 82,92% so với tổng số hộ nghèo toàn tỉnh. Vì vậy, để tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 08 của Tỉnh ủy và chương trình giảm nghèo của UBND tỉnh thì cả hệ thống chính trị phải quyết tâm, triển khai đồng bộ các giải pháp tổng hợp.

Trong báo cáo đánh giá chương trình giảm nghèo bền vững của tỉnh giai đoạn 2011-2013 và định hướng đến năm 2015, UBND tỉnh đã giao trách nhiệm đến từng sở, ngành liên quan để thực hiện các giải pháp đồng bộ. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Chương trình giảm nghèo của tỉnh) cần chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch hàng năm về mục tiêu, giải pháp thực hiện; tổng kết đánh giá chương trình giảm nghèo bền vững hàng năm. Đôn đốc, kiểm tra, giám sát thực hiện các chính sách giảm nghèo của các sở, ban ngành của tỉnh; kết quả thực hiện chương trình ở các huyện, thị xã, thành phố, tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo giảm nghèo tỉnh; phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh triển khai Đề án 925 “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015”; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các sở, ban ngành, hội, đoàn thể tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên và toàn dân tham gia các cuộc vận động hỗ trợ giảm nghèo nhanh, bền vững.

 

Ảnh: K.N.B
Ảnh: K.N.B

Các sở, ban ngành liên quan thực hiện tốt trách nhiệm của mình, như Ban Dân tộc tỉnh, có trách nhiệm chủ trì, chỉ đạo hướng dẫn triển khai tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số; chỉ đạo thực hiện các dự án hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở các huyện nghèo, xã, thôn, làng đặc biệt khó khăn, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thực hiện các chính sách liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phân công, phân cấp đến từng cấp và ban, ngành cùng cấp trong việc thực hiện chương trình giảm nghèo theo nguyên tắc đề cao tính chủ động, tinh thần trách nhiệm cho cơ sở để tăng cường sự tham gia của các tầng lớp nhân dân vào chương trình giảm nghèo….

Những giải pháp nêu trên sẽ là động lực cũng như trách nhiệm chung để công tác giảm nghèo bền vững của tỉnh đạt được hiệu quả, phấn đấu đến cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo còn 12% (theo tiêu chí hiện hành).

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

(GLO)- Đến thời điểm này, huyện Chư Pưh đã thu được gần 29 tỷ đồng nộp ngân sách, đạt khoảng 120% dự toán tỉnh và HĐND huyện giao (trừ tiền sử dụng đất). Từ nay đến hết năm 2024, ngành Thuế huyện tiếp tục triển khai các giải pháp để quản lý thuế, chống thất thu cũng như khai thác tốt các nguồn thu.