Bài cuối: Cần cơ chế phù hợp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đề cập đến cơ chế đầu tư cho tam nông, Phó Chủ tịch UBND huyện Mang Yang-ông Lê Trọng đề xuất: Để các chương trình, dự án đầu tư công phát huy hiệu quả, hạn chế tối đa sai phạm có thể xảy ra trong công tác quản lý do hạn chế năng lực quản lý, tỉnh cần quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở.

Cũng theo ông Trọng, thực tế quá trình đầu tư công cho tam nông, cộng đồng dân cư tham gia nhận thầu và thực hiện tốt phần việc thi công; song lại không biết lập thủ tục hoàn công, thanh-quyết toán. Vì vậy, cơ quan có chức năng nên nghiên cứu ban hành các văn bản hướng dẫn đặc thù về quản lý, thanh-quyết toán đầu tư công đối với chủ đầu tư là cấp xã ở dạng biểu mẫu, tạo điều kiện cho đơn vị thi công thực hiện thanh-quyết toán.

Việc hướng dẫn thi hành pháp luật, hướng dẫn chuyên ngành liên quan đến nhiều bộ, ngành nên ban hành dưới hình thức liên tịch tránh chồng chéo khi triển khai. Còn ông Tô Văn Chánh-Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pa đề nghị các bộ, ngành khi ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào tam nông theo tinh thần Nghị định 61/2010/NĐ-CP của Chính phủ cần quan tâm khu vực Tây Nguyên, vùng đặc biệt khó khăn; nhất là lĩnh vực chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Ảnh: D.D
Ảnh: D.D

Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư nhìn nhận: Nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội khu vực nông thôn giai đoạn đầu là rất lớn. Vì vậy, đối với tỉnh nghèo, miền núi và các địa phương khó có điều kiện thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng nên phân bổ vốn đầu tư cho tam nông lên mức 70% so với mức đầu tư toàn tỉnh. Các chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp ưu tiên chương trình giống, khuyến nông, cơ giới hóa và áp dụng công nghệ cao. Đặc biệt, để thực hiện có hiệu quả Quyết định 25/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội đối với các tỉnh Tây Nguyên, cần tăng cường kinh phí cho địa phương thực hiện đề án phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi và các chương trình mục tiêu quốc gia. Tỉnh cần đề nghị Chính phủ xem xét cho phép các huyện: Kông Chro, Kbang, Krông Pa và Ia Pa được thụ hưởng chính sách huyện nghèo theo tinh thần Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững.

Cũng theo lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, việc thực hiện có kết quả phần việc khuyến khích đầu tư cho tam nông, các cơ quan xây dựng chính sách nên lưu tâm đến chính sách phát triển kinh tế hợp tác mà nòng cốt là hợp tác xã theo hướng gắn kết hoạt động của hợp tác xã, nhất là Hợp tác xã Nông nghiệp vào các chương trình phát triển nông thôn. Có cơ chế hỗ trợ Hiệp hội trang trại chuyên ngành, xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa và chỉ dẫn địa lý.


Tiếp nữa, Chính phủ và các bộ, ngành quan tâm hỗ trợ kinh phí để tỉnh đầu tư xây dựng, nâng cấp các trung tâm giống, các đơn vị sự nghiệp khoa học phục vụ công việc nghiên cứu, chuyển giao dịch vụ thú y, bảo vệ thực vật. Ưu tiên cho tỉnh triển khai một số dự án trong chương trình giống của Chính phủ để xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu giống công nghệ cao phục vụ công cuộc xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo hướng xác định rõ chế tài, điều kiện năng lực, trách nhiệm của các chủ thể tham gia. Đồng thời rà soát, đánh giá các văn bản pháp luật, hướng dẫn về quản lý đầu tư xây dựng hiện hành để kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành mới để hình thành hệ thống pháp luật đồng bộ, có tính pháp lý cao.

Đồng thời bổ sung hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, đơn giá xây dựng, suất vốn đầu tư phù hợp với thực tế. Hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế-kỹ thuật xây dựng cơ bản theo hướng: Nhà nước quản lý định mức kinh tế-kỹ thuật; thị trường quyết định giá để phù hợp thực tế giá cả thi công làm cơ sở tiến tới thực hiện giá xây dựng theo thị trường...

Tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh cùng với các sở, ban ngành ngày 21-3 về chính sách đầu tư công cho tam nông, ông Huỳnh Thành-Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cho rằng: Đầu tư công cho tam nông thời gian qua còn nhiều khó khăn nhưng đã mang lại hiệu quả. Bộ mặt nông thôn khởi sắc, nông nghiệp chuyển dịch theo hướng hàng hóa, xóa đói giảm nghèo bền vững, chất lượng nguồn nhân lực nâng lên rõ rệt.

Đồng thời, ghi nhận những kiến nghị của địa phương, sở, ngành, UBND tỉnh về chính sách đầu tư công cho tam nông trình Quốc hội xem xét giải quyết theo thẩm quyền. Ông Thành nhấn mạnh: Các vấn đề tồn tại thuộc thẩm quyền của tỉnh cần giải quyết nhanh để công tác đầu tư công cho tam nông triển khai nhanh và hiệu quả; nhất là thực hiện có hiệu quả công tác bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ cơ sở; xây dựng cơ chế chính sách thông thoáng thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển tam nông gắn với thanh-kiểm tra định kỳ các chương trình đầu tư công để phát hiện chấn chỉnh kịp thời sai phạm.

Nhóm P.V Nông nghiệp

Kiến nghị của UBND tỉnh về chính sách đầu tư công cho tam nông: Trung ương xem xét điều chỉnh lại cơ cấu vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới phù hợp với khu vực Tây Nguyên. Theo đó, nguồn vốn ngân sách đầu tư trực tiếp cho chương trình khoảng 30%, vốn tín dụng đầu tư phát triển và thương mại khoảng 20%, vốn doanh nghiệp và các loại hình kinh tế khác đứng chân trên địa bàn khoảng 15%, đóng góp của người dân theo nguyên tắc tự nguyện khoảng 5%. Đồng thời sửa đổi bổ sung một số tiêu chí nông thôn mới như: Trụ sở xã, cơ sở vật chất văn hóa, trường học, chợ nông thôn, hộ nghèo, cơ cấu lao động…


Nên phân cấp quản lý đầu tư mạnh hơn nữa cho các địa phương đồng thời có chế tài chặt chẽ để chủ động và dễ quản lý. Tổ chức tập huấn đào tạo việc thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư theo Nghị định số 113/2009/NĐ-CP của Chính phủ và một số chính sách liên quan khác.

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm