Bài 6: Trên cao nguyên Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
.

Đức Cơ, vùng biên không xa

(GLO)- Từ TP. Pleiku theo quốc lộ 19 lên vùng biên giới Đức Cơ  không quá một giờ ngồi xe ô tô là chúng ta đã có thể đứng ngay Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh mục sở thị đoàn xe vận tải hàng trăm chiếc chở mì củ xếp hàng chờ làm thủ tục hải quan. Mì mua gom từ Rattanakri-Campuchia đưa sang, chở xuống cảng Quy Nhơn, Bình Định để xuất khẩu, mỗi tấn lãi khoảng 30 ngàn đồng. “Chủ yếu là “ăn” về số lượng, mỗi lần mình chở vài trăm tấn.

Mùa nào thức ấy, có lúc thì mua mủ cao su, gỗ tròn”-một thương lái vui vẻ cho tôi biết. Không bề thế bằng một số cửa khẩu quốc tế khác trên tuyến biên giới như: Mộc Bài (Tây Ninh) hay Hữu Nghị (Lạng Sơn), Lao Bảo (Quảng Trị) song Cửa khẩu Lệ Thanh đang bắt đầu phát huy công năng của mình. Chỉ vài ba năm nữa thôi, khi hàng ngàn ha cao su của các doanh nghiệp Việt Nam trồng trên đất Capmuchia đi vào khai thác mủ, nơi đây chắc chắn sẽ còn nhộn nhịp hơn nhiều.

Ảnh: Thanh Phong
Ảnh: Thanh Phong

Có người bảo, muốn biết một địa phương giàu hay nghèo không cần phải nghe báo cáo, thống kê này nọ mà chỉ cần quan sát nhà dân, vào chợ là biết liền. Những năm gần đây, Đức Cơ khá nổi tiếng bởi đây là địa bàn cao su của Binh đoàn 15. Vùng biên giới hoang vu ngày nào giờ bát ngát cao su, đi đâu cũng gặp một màu xanh miên man đến tận chân trời. Rừng cao su trải dài đến đâu lại xuất hiện các khu dân cư trù phú đến đấy.

Đó có thể là làng công nhân các công ty của Binh đoàn, cũng có thể là làng đồng bào dân tộc Jrai trong vùng. Vẫn những cái tên quen thuộc năm nào: Ia Krêl, Ia Dơk, Ia Nan, Ia Pnôn..., nhưng không còn những túp nhà sàn lợp lá tranh xiêu vẹo, không còn những phụ nữ ngực trần tinh sương chuẩn bị cho ngày mới, lưng còng vì nhịp chày thả suốt cuộc đời mà là những ngôi nhà sàn vững chãi lợp ngói đỏ, ngói xanh, là tiếng máy xát thay cho chiếc cối giã đã mòn vẹt đến đáy.

Đức Cơ không chỉ là vùng địa đầu bình yên của Tổ quốc mà Đức Cơ còn là một tiềm lực kinh tế vững mạnh ở Tây Nguyên. Có người cho đó là nhờ nguồn thu từ cao su, cà phê, đào lộn hột, hồ tiêu-những cây công nghiệp thế mạnh trên địa bàn, nhưng với tôi, sự giàu lên, vững chắc của Đức Cơ chính là nhờ một chính sách đúng đã và đang được thực thi nơi đây, bên cạnh đó là thành quả của công tác xã hội được các ngành triển khai từ nhiều thập niên qua đã trở thành ý thức trong người dân, thể hiện rõ nhất là khát vọng làm giàu và nâng cao dân trí.

Một người bạn vong niên của tôi là cán bộ lãnh đạo huyện đã nghỉ hưu, anh trồng mấy chục ha cao su, cà phê và hồ tiêu, ngoài ra còn nuôi hươu lấy nhung mỗi năm thu về hàng tỷ đồng. Nghe tôi trầm trồ về chuyện làm giàu, anh cười, khoát tay: Đức Cơ không có sân bay chứ nếu có tao cũng mua máy bay như bầu Đức-Hoàng Anh Gia Lai chứ chẳng chơi! Như anh, ở Đức Cơ những nông dân thu mỗi năm hàng tỷ đồng “đếm các ngón trên hai bàn tay vẫn chưa đủ số, thêm chân nữa may ra…”-anh cười lớn.

Tháng Ba những năm xưa là mùa ăn năm, uống tháng, là hàng trăm trâu bò cúng tế, là hàng ngàn ghè rượu cần say nghiêng ngả… nhưng tháng Ba bây giờ người Đức Cơ lo toan cho vườn cà phê vào vụ tưới, sáng sáng dậy sớm vào lô cạo mủ cao su. Vẫn lễ hội, vẫn rộn ràng cồng chiêng và ngây ngất rượu cần, vòng xoang nhưng không ngả nghiêng ngày này qua ngày khác mà biết dừng để chăm chút cho gia đình, để lo việc cộng đồng, người dân Đức Cơ hôm nay là vậy đó!

Đức Cơ với tôi còn là một vùng biên nhiều tiềm lực kinh tế đang chờ đầu tư, khai thác, đặc biệt là du lịch. Mới đây tôi có dịp đi cùng Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ Võ Thanh Hùng lên cửa khẩu. Con đường 19 được nâng cấp, mặt đường rộng, phẳng, chạy giữa khu dân cư hai bên trù phú, sâu bên trong vẫn còn những vạt rừng tự nhiên. Nghĩa trang Đức Cơ quy mô như cấp quốc gia, có lầu chuông với quả đại hồng chung bằng đồng nặng 7 tấn.

Ý tưởng xây dựng đoạn đường từ thị trấn Chư Ty lên Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh thành con đường du lịch không phải là viễn cảnh bởi nơi đây hội tụ đủ các yếu tố: Đức Cơ có nhiều di tích lịch sử lại cách TP. Pleiku chỉ 50 km, cách thị xã Ban Lung (Campuchia)100 km, là con đường huyết mạch của khu vực Đông Bắc Campuchia-nơi có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư sản xuất.

Cùng với Plei Me, Đồng Xoài, Bình Giã, Đức Cơ trong ca khúc “Kỷ vật cho em” của nhạc sĩ Phạm Duy trước năm 1975 ẩn chứa bao hiểm nguy, đến những ngày sau giải phóng vẫn còn đầy khó khăn, gian khổ. Nhưng có về vùng biên trong những ngày tháng Ba này mới cảm nhận được hết vị ngọt Tây Nguyên đàn ong rừng mang theo, say ngất ngây rượu cần, vòng xoang đêm rộng dần và nghiêng ngả nhịp chiêng giòn…

Thanh Phong

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.