Bài 4: Vượt sóng dữ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nằm trơ trọi giữa mặt biển mênh mông, trên độ cao 30 mét và thường xuyên đối diện với thời tiết khắc nghiệt của biển Đông, bởi vậy, mỗi người lính hải quân khi nhắc đến nhà giàn thì điều mà họ nhớ nhất là “sóng gió” vào mùa biển động. Con tàu chúng tôi đến nhà giàn cũng đúng vào thời điểm mẹ biển giận dữ nhất, điều này khiến cho công việc đón và chuyển quà Tết từ tàu lên nhà giàn gặp rất nhiều khó khăn. Để lên được các điểm nhà giàn DK1 vào mùa biển động, cả đoàn như một rạp xiếc, mỗi người là một diễn viên bất đắc dĩ, từ xuồng bay bỗng lên không trung, bên dưới là những con sóng đang cuộn mình vươn cao như muốn vồ lấy...

Chuyển quà bằng dây neo đến nhà giàn DK1. Ảnh: Nguyễn Giác
Chuyển quà bằng dây neo đến nhà giàn DK1. Ảnh: Nguyễn Giác

Sau 8 ngày vượt sóng chuyển quà Tết đến các điểm nhà giàn DK1-15, DK1-11, DK1-14, DK1-12. Trong các nơi đã đi qua, có nơi đoàn công tác đưa xuồng máy chở cán bộ Vùng 2 Hải quân và một vài nhà báo theo đoàn cập được nhà giàn để chuyển quà Tết cũng như thăm hỏi, động viên những cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm công tác tại nhà giàn trong một năm qua, riêng tại các điểm nhà giàn DK1-14 và DK1-12 do sóng to, gió giật mạnh đến cấp 8 nên việc tiếp cận chuyển quà bằng xuồng máy được loại trừ, thay vào đó đoàn công tác quyết định chuyển toàn bộ số quà Tết từ đất liền gửi đến các anh bằng cách cho vào các bọc nhựa dẻo, dày sau đó cột thật chặt để chuyển đến nhà giàn bằng dây neo giữa 2 đầu thuyền và nhà giàn.

Tại điểm nhà giàn  DK1-14, dù các gói hàng được cột thật chặt vào các dây neo trước khi đưa xuống biển để đầu bên kia các chiến sĩ nhà giàn kéo về, tuy nhiên, khi số hàng Tết đang được kéo về thì liên tục những cơn sóng cao vồ tới đẩy liên tục vào những bọc hàng đang gập ghềnh theo sóng biển, và sự cố đã xảy ra, một bao hàng Tết bị tuột khỏi dây neo tấp vào chân nhà giàn. Không để bất cứ số hàng Tết nào bị trôi mất, với sự quyết tâm, chỉ huy tàu đã cho con tàu 2.500 mã lực chậm rãi lùa nước, tạo ra những cơn sóng mới đẩy ngược vào chân nhà giàn sao cho gói quà Tết bị đẩy ra xa, sau gần nửa giờ, gói quà cũng được móc lên và chuyển lại bằng dây cho phía nhà giàn DK1-14.

 

Đưa phóng viên đến tác nghiệp tại nhà giàn. Ảnh: Nguyễn Giác
Đưa phóng viên đến tác nghiệp tại nhà giàn. Ảnh: Nguyễn Giác

Không giấu được niềm vui, thông qua bộ đàm, từ đầu bên kia, giọng nói nghẹn ngào của Trung tá Hoàng Quốc Việt-Chỉ huy trưởng nhà giàn DK1-14, hô lớn: “Anh em nhận được quà từ đất liền rồi. Nhưng lại thêm một năm nữa, các anh từ đất liền ra không lên được nhà giàn… Cảm ơn đất liền, chúng tôi luôn quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ, canh giữ biển trời cho nhân dân vui Xuân, đón Tết…”. Sau niềm vui ấy, ngoài báo cáo kết quả nhiệm vụ về Trưởng đoàn công tác, chỉ huy nhà giàn còn mời tất cả mọi người cố neo tàu lại đêm chờ sóng biển giảm rồi cùng lên đón Tết với anh em nhà giàn, chúng tôi lâu rồi chưa được ai ghé thăm như hôm nay cả. Nhận được lời mời, tất cả thành viên có mặt trên tàu khi nghe được lời nói ấy dường như trong tâm cam mỗi người cũng rưng rưng dòng lệ và như muốn gửi trọn niềm vui của mình đến với các anh. Thông qua máy bộ đàm, cả 7 thành viên nữ, dù rất mệt do say sóng nhưng mọi người cũng đều tươi vui và gửi đến các anh những lời chúc Tết nồng ấm chứa chan tình cảm của đất liền, và rồi, cả họ cùng hát bài dân ca quan họ do chị Nga-Phó Giám đốc Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Gia Lai là người hát chính. Kết thúc bài hát cũng là lúc mọi người cùng đứng trên boong tàu, vẫy chào tạm biệt các anh. Con tàu xa dần, nhưng lá cờ Tổ quốc từ phía nhà giàn DK1 tung bay trong gió vẫy chào cả đoàn tàu như một lời nói: Mong một ngày sẽ gặp lại…
 

Cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK1 nhận quà từ đất liền gửi đến. Ảnh: Nguyễn Giác
Cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK1 nhận quà từ đất liền gửi đến. Ảnh: Nguyễn Giác

Chính bởi sóng gió cản trở việc thăm, chuyển quà Tết khiến cho các thành viên trong đoàn luôn day dứt. Thượng tá Đinh Văn Dũng-Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân, Phó Trưởng đoàn, nói: Trong chuyến đi thăm, tặng quà và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ nhà giàn Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013, đoàn cũng không lên hai nhà giàn này được vì điều kiện sóng to, gió lớn. Vậy là thêm một năm nữa đành phải lỗi hẹn! Tàu HQ953 thả neo cách xa nhà giàn khoảng 200-300 mét mà không thể thả xuồng chuyển tải xuống để tiếp cận nhà giàn được.

Chính vì lý do đặc biệt ấy, cuộc chia tay với cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK1-14 cũng có chút riêng, sau lời chia tay qua bộ đàm, con tàu HQ 953 chạy vòng quanh nhà giàn 3 lần rồi tút lên 3 hồi còi tạm biệt những người lính hải quân kiên cường, bám trụ trên nhà giàn ngày đêm giữ gìn vùng biển và chủ quyền thềm lục địa phía Nam trong điều kiện khắc nghiệt, dữ dội của thời tiết ở biển Đông.

 

Những câu chuyện vui trong đêm giao lưu. Ảnh: Nguyễn Giác
Những câu chuyện vui trong đêm giao lưu. Ảnh: Nguyễn Giác

Rời nhà giàn Tư Chính, tàu HQ 953 dưới sự chỉ huy trực tiếp của Thuyền trưởng-Thượng úy Mai Tiến Hải, các sĩ quan cùng thủy thủ đoàn tiếp tục cho tàu hướng về nhà giàn DK1-12 tại đây các món quà Tết như bánh kẹo, rượu, dưa và cả những cân nếp thơm cùng thịt heo, lá dong để các anh có đủ mâm cỗ ngày Tết rồi cùng xum vầy với hương vị của đất liền trong những ngày Xuân nơi biển cả… Tất cả những công việc chuyển quà cũng được thực hiện qua dây kéo và máy bộ đàm…

Tiếp tục, tàu HQ 953 lại vượt hành trình dài với trên 330 hải lý trong tổng hành trình gần 1.000 hải lý để đến với nhà giàn DK1-10 đây cũng là điểm nhà giàn DK1 cuối cùng trong hành trình thăm, chúc Tết Giáp Ngọ mà đoàn công tác hướng đến trước khi tàu cập cảng Bến Đầm-Côn Đảo.

Nguyễn Giác

* Bài cuối: Đón Tết giữa trùng khơi-sóng vỗ

Hương vị ngày Tết cổ truyền với bánh chưng, mức, dưa hấu cùng ít rượu quê... tất cả đều được bày trên mâm cỗ chuẩn bị cho Giao thừa... nhưng thời khắc linh thiêng đón chào năm mới chúng tôi nói đến không phải ở đất liền mà ngay giữa biển khơi.

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.