Bài 2: Tất cả vì nghĩa tình đồng đội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vượt qua khó khăn, nguy hiểm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tìm kiếm, cất bốc, quy tập và đưa liệt sĩ (LS) về nước an táng liên tục trong 10 năm với 938 hài cốt LS, khẩu hiệu nằm lòng của cán bộ, chiến sĩ Đội K52 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) gói gọn trong mấy chữ: Vì nghĩa tình đồng đội.
Mảnh giấy trong lọ Peneciline
Trong đợt tìm kiếm mùa khô 2009-2010 tại tỉnh Pretvihia, cán bộ, chiến sĩ Đội K52 tìm thấy một bộ hài cốt LS có đầy đủ họ tên. Lẫn trong đất đá, hài cốt LS, lọ thuốc Peneciline có 2 mảnh giấy quấn lại với nhau trong đó ghi đầy đủ họ tên, quê quán, cấp bậc, chức vụ, ngày hy sinh và cả tên bố mẹ của LS. Thượng tá Nguyễn Ngọc Hiệp-Đội trưởng Đội K52 đưa cho chúng tôi xem tờ giấy nhỏ xíu ố màu thời gian nhưng còn hiện rõ những dòng chữ: “Lê Quốc Dân, quê quán: Đông Hòa, Đông Thiệu, Thanh Hóa; Thiếu úy, Đại đội trưởng Đặc công QK 5, hy sinh 1981...”.
Y tá Lê Văn Chí là người đầu tiên phát hiện ra mộ LS Dân, ở khu vực suối đá, huyện Cham San, tỉnh Pretvihia. Chí kể: Lúc đó tầm 11 giờ, anh em hướng tìm kiếm này đã khá mệt. Chí phát hiện một mô đất nhỏ nổi lên khác thường. Hình như là nấm mộ, linh tính mách bảo Chí rằng hòn đá một người ôm kia chính là để làm dấu. Quả nhiên sau một lúc tìm kiếm, các chiến sĩ phát hiện hài cốt LS được bọc trong một chiếc võng mục nát, chỉ còn mấy đoạn dây dù và đặc biệt là lọ Peneciline được bọc cẩn thận trong 2 lớp túi nilông, bên trong có 2 mảnh giấy với những thông tin quý giá về danh tính LS. Buổi tìm kiếm kéo dài dưới tiết trời nóng bức nhưng không ai thấy mệt. Tin tức lập tức được báo về toàn đội. Anh em ai nấy đều mừng vui.
Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy
Tìm được một bộ hài cốt LS là đã mừng lắm rồi, nhưng xác định được tên tuổi LS thì càng mừng hơn. Chiến tranh ác liệt nên việc chôn cất LS hoàn toàn theo phương thức chiến tranh. Để đổi lấy độc lập, tự do, vì tình đoàn kết hữu nghị tốt đẹp, biết bao người con nước Việt cầm súng ra đi và mãi mãi không về. Biết bao gia đình, người thân LS hy sinh qua các thời kỳ chiến tranh ngày đêm mong đợi tin người thân của mình dù biết họ không còn trên cõi đời này. Vì vậy, đưa các LS về với quê hương, gia đình là tâm nguyện của cả đất nước và dân tộc. Xác định được danh tính LS sẽ giúp gia đình, người thân biết chính xác hài cốt của cha anh hoặc con em mình, biết ngày cúng giỗ, bái vọng, chăm sóc, viếng thăm, tưởng niệm... Nhiều gia đình, thân nhân LS sau khi nhận được tin báo đã kịp thời có mặt để đưa hài cốt LS về quê an táng theo nguyện vọng. Với cán bộ, chiến sĩ Đội K52, đó là mong ước thường trực cháy bỏng mỗi khi mùa khô lại về, trên mỗi hướng tìm, trên bước đường làm nhiệm vụ nơi đất bạn xa xôi.
10 năm, bàn chân không mỏi
Câu nói mà cũng là khẩu hiệu “Tất cả vì nghĩa tình đồng đội”  được minh chứng sinh động bằng việc làm của cán bộ, chiến sĩ Đội K52 suốt 10 năm qua. Thực hiện nhiệm vụ được giao, được cán bộ, nhân dân tin tưởng ủy thác, từ năm 2001 đến nay, Đội K52 đã tìm kiếm, cất bốc, quy tập và đưa được 938 hài cốt LS về nước. Đội K52 thường xuyên được lãnh đạo tỉnh quan tâm động viên, khích lệ, thăm hỏi, biểu dương; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh thường xuyên quán triệt nhiệm vụ cho cán bộ, chiến sĩ gắn trách nhiệm với nghĩa tình đối với người đã khuất. Đặc biệt, bản thân mỗi thành viên trong đội luôn nêu cao ý thức, tự giác hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chính từ đạo lý tốt đẹp ngàn đời của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”, từ tình cảm dành cho các LS quên mình vì tình hữu nghị, đoàn kết Việt Nam-Campuchia, vì sự cộng đồng trách nhiệm giữa các bên mà công tác quy tập hài cốt LS Quân Tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam hy sinh qua các thời kỳ trên chiến trường Campuchia diễn ra thuận lợi và đạt được nhiều kết quả tốt đẹp.
Ngồi trong lán trại dã chiến, Thượng tá Nguyễn Ngọc Hiệp bồi hồi nhớ lại quãng thời gian công tác đã qua. 10 năm rồi, mấy chục cán bộ, chiến sĩ của đội trải qua biết bao khó khăn, vất vả, thậm chí phải đổi lấy mạng sống của mình trong khi làm nhiệm vụ; người thì bị bom mìn, người bị rắn độc cắn, người bị sốt rét rừng... Có mặt vào thời điểm cuối mùa khô ở nước bạn, chúng tôi biết như thế nào là sự khắc nghiệt nơi đây: Trời nắng như đổ lửa, không khí oi nồng, sông suối cạn kiệt, người lúc nào cũng vã mồ hôi. Giếng nước anh em Đội K52 sử dụng nấu nướng, giặt giũ cạn khô từ lúc nào, phải mua nước để dùng. Đời lính thì nói chi hiểm nguy, gian khổ và phải tự lực là chính, nhưng làm việc trong điều kiện lán trại tạm bợ, thời tiết khắc nghiệt, bất đồng ngôn ngữ, xa nhà lâu ngày, giữ nghiêm kỷ luật quân đội... thực sự là những thử thách, đặc biệt với những người lính trẻ. Và còn bao nhiêu khó khăn khác trên đường công tác như trong công tác phối hợp, rà gỡ bom mìn, chủ động và vận động nhân dân cung cấp thông tin, tìm kiếm... theo đúng quy trình, quy định. Tuy vậy, do tính chất, đặc điểm công việc nên cán bộ, chiến sĩ, anh em đối xử với nhau như người trong một nhà. Chính việc làm giàu ý nghĩa và tấm lòng chân thành nên đội luôn nhận được sự giúp đỡ của nhân dân. Một người từng là Tiểu đoàn trưởng Pôn Pốt sau khi được vận động đã vượt qua sợ hãi, tích cực phối hợp với anh em tìm kiếm được rất nhiều hài cốt LS.
Càng về sau nhiệm vụ càng nặng nề, vất vả; trước mắt là mùa khô 2010-2011. Nhưng không khó khăn, gian khổ nào có thể làm chùn chân cán bộ, chiến sĩ Đội K52. Bởi các anh ý thức đất nước, nhân dân, gia đình, thân nhân và hương hồn các LS đang ngày đêm trông chờ mình- những- người- chiến- sĩ- nghĩa- cả. “Chúng tôi sẵn sàng làm nhiệm vụ khi đất nước, nhân dân còn cần tới”- Thượng tá Đội trưởng Đội K52 Nguyễn Ngọc Hiệp- xác quyết.
Thất Sơn

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.