Bài 2: Người Cam làm du lịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sang Campuchia mà chưa thăm Angkor thì xem như chưa đến. Tuy quần thể kiến trúc này được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1992 song từ cuối thế kỷ thứ  XVI, Angkor Wat đã được các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha phát hiện. Và chính xác hơn nữa, năm 1860 một người Pháp là nhà sưu tầm thực vật Hen-ri Mou-hut đã tìm thấy và ghi chép cẩn thận. Rồi đến những năm cuối thế kỷ XIX, các nhà thám hiểm người Pháp mới đến Angkor Wat và năm 1907 người Thái lần đầu tiên tổ chức du lịch đến đây.
Toàn cảnh Angkor Wat. Ảnh: T.P
Toàn cảnh Angkor Wat. Ảnh: T.P
Với những giá trị vĩ đại về kiến trúc, điêu khắc, sự hoàn hảo về cấu trúc, sự cân đối và hài hòa về tỷ lệ của các ngôi đền, tháp, các ngọn tháp trở thành biểu tượng của đất nước Campuchia. Quần thể kiến trúc Angkor bao gồm Angkor Wat, Angkor Thom, đền Ta Prom, đền Ba Kheng… không chỉ là niềm tự hào của dân tộc Khmer mà còn mang lại nhiều nguồn thu quan trọng trong khai thác du lịch cho đất nước Campuchia.
Một tháp trong quần thể Angkor. Ảnh: T.P
Một tháp trong quần thể Angkor. Ảnh: T.P
Ngành du lịch Campuchia tuy non trẻ hơn, phát triển muộn hơn so với nhiều nước trong khu vực ASEAN nhưng nhờ vậy mà đất nước Chùa Tháp đã học tập, vận dụng kinh nghiệm làm du lịch của các nước tiên tiến để xây dựng ngành công nghiệp không khói của đất nước mình mang một sắc thái riêng. Cùng với tiềm năng, thế mạnh trên các lĩnh vực văn hóa, kiến trúc, lịch sử… Campuchia còn quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng cung cách quản lý và đội ngũ nhân viên, hướng dẫn viên du lịch khá chuẩn. Hiện nay, ngay một vài công ty du lịch ở Việt Nam cũng có điểm cần phải học tập cách làm của du lịch Campuchia, chẳng hạn từ chiếc vé vào cổng tham quan quần thể Angkor. Có nhiều mức giá cho vé một, hai hoặc ba ngày tương ứng với 20 USD trở lên, vé dành cho tất cả các điểm tham quan trong di tích và cả… phí vệ sinh, chỉ sau một vài giây đứng trước camera, bạn đã có một tấm vé hoàn hảo in cả ảnh chân dung của mình, ngày tham quan và ngày hết hạn.
Nhà báo Gia Lai trước Angkor Wat. Ảnh: T.P
Các nhà báo Gia Lai trước Angkor Wat. Ảnh: T.P
Trong kinh doanh, người Cam tách bạch giữa giá trị lợi nhuận và giá trị tinh thần. Ngay cả khi vào viếng thăm Trại giam S. 21 hay Cánh đồng chết, nơi tố cáo tội ác diệt chủng của Khmer đỏ cũng phải mua vé. Du khách có thể mua vé vào tham quan Hoàng cung, tận thấy nơi sinh hoạt của nhà vua cùng hoàng gia nhưng không thể chụp ảnh trong ngôi Chùa Vàng.
Trèo lên những bậc thang đền thiêng Angkor Wat (Kinh đô Chùa), như những người Khmer xưa, du khách cũng không được đội mũ nón và không được mặc y phục hở hang để tỏ lòng tôn kính. Tận mắt chứng kiến cảnh nhiều phụ nữ châu Âu phải “sáng tạo” quàng thêm tấm khăn dưới chân để che hẳn phần đùi do mặc quần ngắn khi lên đây, bất chợt tôi không khỏi liên tưởng đến một vài điểm du lịch trên quê hương mình, lòng bâng khuâng khi nhớ lại những anh chị Tây ba lô quần đùi, áo lót mà cứ thản nhiên lui tới như đi vào chỗ không người, không tượng thờ, không nghi ngút khói hương. Dẫu biết rằng hiện tượng đó cũng một phần do du khách không quen thời tiết, do thói quen nhưng nếu ngành du lịch quan tâm khuyến cáo chẳng lẽ lại làm hạ giá trị của công trình, hạ thấp doanh thu du lịch?
Các nhà báo trong đền Ta Prom. Ảnh: T.P
Trong đền Ta Prom
Du lịch không chỉ nuôi sống các nhà hàng, khách sạn, phố ẩm thực, hướng dẫn viên… ở xứ sở Chùa Tháp. Sáng sớm tại Angkor Thom (Kinh đô Lớn), dàn diễn viên mặc y phục Khmer cổ đã túc trực sẵn. Ai từ ngàn dặm đến đây đứng trước di sản văn hóa thế giới kỳ vỹ này mà lại không muốn chụp ảnh với những vũ nữ Apsara cùng những vị thần Ấn độ giáo chỉ với 3 USD? Hàng vạn lượt du khách trong một ngày, ít ra cũng vài ngàn người có nhu cầu chụp ảnh chung, vậy là có ít nhất 5-7 ngàn USD. Rồi những người lái xe tuk tuk chạy một giờ 5-6 USD (xe tuk tuk Campuchia như xe lôi ở Nam bộ, khác với tuk tuk Lào hoặc Thái Lan ), nài voi, nhà thuyền trên hồ Tonlé Sap, những người bán hàng lưu niệm… đều có thu nhập ổn định từ “ăn theo” du lịch.
Chợ côn trùng. Ảnh: T.P
Chợ côn trùng. Ảnh: T.P
Chưa hết, Campuchia khuyến khích việc giữ gìn và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống quanh các di sản như làm đường thốt nốt, cốm giã, dệt thổ cẩm… Trên đường vào Siem Reap, ngay cửa ngõ thành phố, du khách có thể dừng chân bất cứ một hàng quán nào bên đường, tự mình giã lúa nếp bằng những chiếc cối đạp chân rồi bung cốm thưởng thức tại chỗ. Và còn phải kể đến những đặc sản… không giống ai như chợ côn trùng trên đường từ Siem Reap về Phnom Penh bán nhện đen, dế cơm, cánh cam… với biểu tượng là hai con nhện to đúc bằng bê tông trước cổng.
Chỉ tính riêng Việt Nam đã có hàng chục công ty tổ chức các tour du lịch sang Campuchia với hành trình 4-5 ngày đêm. Có lẽ một phần cũng nhờ cách làm du lịch rất riêng như vậy mà du khách đến Campuchia ngày càng đông, nhất là đến với kỳ quan thế giới Angkor. Tôi nhớ mãi ấn tượng khi ngắm cảnh hoàng hôn trên đồi Ba Kheng, quanh tôi như có một thế giới thu nhỏ với nhiều tiếng nói khác nhau của du khách Anh, Pháp, Trung, Hàn, Việt, Nga, Thái…
Ai đã đến Campuchia mà không mong ngày trở lại?
Thanh Phong

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.