Bài 2: Mùa xuân trên công trường tuần tra biên giới Chư Mo Ray

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
.

(GLO)- Đèo heo hút gió, mưa rừng, gió bấc cùng những cái lạnh thấu thịt da giữa rừng sâu… đó là những gì mà bộ đội công binh thuộc Trung Đoàn 7 (Binh đoàn Tây Nguyên) và các đơn vị nhận thầu vẫn đang hàng ngày nếm trãi trong suốt 4 năm. Một mùa xuân mới lại về và các anh tiếp tục bám rừng để sớm hoàn thành tuyến đường tuần tra biên giới mở ra trang sử mới về con đường hòa bình, hữu nghị.

Đại công trường giữa lưng chừng núi

Từ mờ sáng, xuất phát từ TP. Pleiku đoàn xe hướng về xã Mo Ray, huyện Sa Thầy (Kon Tum), trong suốt quãng đường gần 300 Km thì hơn phân nữa là đi trên con đường độc đạo với đầy bụi đỏ Bazan, dốc cao lổn nhổn sỏi đá, rãnh sâu… nhiều lúc xe chạy “như bay” sau những cú đỗ dốc gặp phải chướng ngại vật. Sau gần 5 giờ “vượt sóng” qua những cung đường cong lượn đoàn xe cũng đến được thung lũng Chư Mo Ray nơi doanh trại đóng quân của Trung Đoàn 7 (Binh Đoàn Tây Nguyên) sở chỉ huy thi công đường tuần tra biên giới.

Công trường giữa lưng chừng núi. Ảnh: Nguyễn Giác
Đại công trường giữa lưng chừng núi. Ảnh: Nguyễn Giác

Xã Mo Ray có diện tích trên 2.300 km2 với gần 500 hộ dân sinh sống tập trung tại 7 làng, xã có gần 90 km đường biên giáp với Campuchia và để thi công con đường tuần tra biên giới giữa lưng chừng dốc núi hiểm trở quả là công việc thần kỳ nên được người dân xem là kỳ tích của bộ đội cụ Hồ trong thời kỳ mới.

Để kịp hoàn thành khối lượng công việc đảm nhận của gói thầu số 7 với chiều dài thi công 18 km, những ngày giáp Tết trong không khí khẩn trương những hình ảnh ghi lại được đó là sự tất bật của các bộ phận thi công các đội tổ chức chia thành 3 ca làm việc liên tục trên những đoạn đường đã được thông tuyến. Riêng các đội lái máy xúc, máy ủi,  vận hành máy nghiền, máy trộn bê tông… họ cũng như hăng say không kém. Đến nay, hơn phần nửa công việc đã hoàn thành
.

Thi công công trường đoạn qua xã Chư Mon Ray, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Ảnh: Nguyễn Giác
Thi công công trường đoạn qua xã Chư Mo Ray, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Ảnh: Nguyễn Giác

Tại công trường trên lưng chừng dốc núi hiểm trở, khi thấy đoàn công tác đến thăm, chàng lính trẻ công binh Tạ Văn Hoàng (19 tuổi) quê ở Thăng Bình (Quảng Nam) gạt vội mồ hôi trên trán, tươi cười chào đoàn công tác, Hoàng cho biết: “Em lên công trường mới được 2 tháng sau khóa huấn luyện, cùng đi với em có nhiều đồng đội cùng quê khác. Lúc đầu có hơi buồn bởi quanh mình chỉ toàn cây với núi, nhưng lâu rồi lại quen và thấy thích”.

Nói về những ngày đầu nhận nhiệm vụ băng rừng, xẻ núi thông tuyến mở đường cho đội cơ giới, Thượng tá Nguyễn Như Thảo nhớ lại: Những ngày đầu mở đường tạm để đưa hàng ngàn tấn máy móc, thiết bị, phương tiện tập kết để bảo đảm thi công công trình là khoảng ngày gian khổ nhất, thức ăn không đầy đủ, nơi ăn ngủ tạm bợ qua ngày, những cơn sốt rừng cũng làm nhiều chiến sĩ trẻ lắm lúc cũng nãn chí… nhưng rồi với sự động viên, quyết tâm của tập thể giờ đây nhiều km đường đã hoàn thành và được đánh giá với chất lượng cao. Với tinh thần trách nhiệm, chúng tôi sẽ đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ công trình với tính an toàn tuyệt đối trên công trường”.

Cán bộ, chiến sĩ trên công trường chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Nguyễn Giác
Cán bộ, chiến sĩ trên công trường chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Nguyễn Giác

Xác định nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thành công trình đúng tiến độ, đảm bảo kỹ thuật do vậy chuyện bảo đảm hậu cần cho cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ cũng gặp không ít khó khăn trong giai đoạn đầu. Do đường xa, cách trở, quân lực không đủ để tổ chức tăng gia sản xuất, cải thiện bữa ăn, đã vậy, giá thức ăn được đặt mua từ những đội xe “hai sọt” từ ngoài vào tăng lên gấp rưỡi làm cho lượng thức ăn tươi cũng giảm hẳn. Nhận thấy sự khó khăn vất vả trên, Chỉ huy công trường đã có những đề xuất kịp thời và khẩu phần ăn của cán bộ chiến sĩ theo tiêu chuẩn ban đầu với 40 nghìn đồng/người/ngày được tăng lên 55 ngàn đồng/người/ ngày. Để bổ sung thêm nguồn thực phẩm tươi, các chiến sĩ được phép tranh thủ giờ nghỉ tìm nơi bắt thêm cá vì lượng cá suối tại đây khá nhiều.

Đối mặt với khó khăn, gian khổ từ chuyện “mưa rừng, gió núi”, rừng “thiêng, nước độc” và cả những mối nguy hiểm thường trực trong công việc hàng ngày như khoan núi, nổ mìn… Từ năm 2007 đến nay, như những chú ong chăm chỉ cần mẫn, họ đã bốc dỡ, di chuyển trên 540 ngàn mét khối đất đá trên lưng chừng núi dốc hiểm trở cho việc triển khai mặt bằng, hoàn thành hàng trăm km đường bê tông nhưng chưa một lần để xảy ra bất kỳ một sơ suất nhỏ.

Đón Tết giữa rừng sâu

Nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ và sẽ triển khai thi công ngay sau Tết, 100% chiến sĩ cùng một số sĩ quan sẽ cùng đón Tết trên công trường giữa rừng núi hoang vu. Mênh mông giữa bốn bề núi rừng, ngoài một ít bánh, kẹo được các đoàn công tác thăm, tặng cho anh em đón Tết thì một số nguyên phụ liệu đã được chuẩn bị sẵn sàng cho việc gói bánh chưng và công việc này phải được thực hiện thành 2 đợt vào các ngày 29 và mồng 2 Tết.

Lãnh đạo Quân đoàn 3 thăm và tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ đồn biên phòng Chư Mon Ray. Ảnh: Nguyễn Giác
Lãnh đạo Quân đoàn 3 thăm và tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ đồn biên phòng Chư Mo Ray. Ảnh: Nguyễn Giác

Chiến sĩ Phạm Ngọc Lĩnh quê Quảng Nam thổ lộ: Lần đầu đón Tết xa nhà trong màu áo lính, cảm giác vui buồn lẫn lộn. Buồn vì xa gia đình, nhớ người thân. Vui vì cuộc sống quân ngũ làm cho em trưởng thành hơn. Năm này, chúng em đón Tết cũng chẳng thua gì ở quê, tuy giữa rừng nhưng không khí đón giao thừa cùng đồng đội bên ánh lửa trại sẽ là kỷ niệm đẹp khó quên sau này.

Nói là vui nhưng nhìn trong ánh mắt của anh lính trẻ Nguyễn Văn Hưng đã gắn bó với công việc giữa chốn hoang vu đã được 4 mùa hoa nở chúng tôi cảm nhận như anh đang nghĩ về một điều gì và quả thật vậy khi đồng đội cho biết: Hưng vừa cưới vợ và mới trở lại công tác được 2 tuần qua, nên thấy mọi người cùng vui, ùa vào chụp hình bên công trường thì Hưng vẫn lẳng lặng với công việc còn dang dở. Tâm sự với chúng tôi, Hưng nói: Biết là sẽ xa vợ và gia đình trong Tết này, em thường xuyên gọi điện về động viên nên những ngày qua cô ấy cũng vui và khoe cả nhà đang gói bánh cho ngày tất niên của gia đình. Riêng em sẽ cố gắng hoàn thành thật tốt nhiệm vụ được giao để được về nhà trong thời gian sớm nhất.

Chính ủy Quân đoàn 3 thăm và động viên bóng hồng giữa đại ngàn. Ảnh: Nguyễn Giác
Chính ủy Quân đoàn 3 thăm và động viên bóng hồng giữa đại ngàn. Ảnh: Nguyễn Giác

Để động viên cán bộ chiến sĩ trực trên công trường, vừa qua đoàn công tác do Phó Tư lệnh Binh đoàn Tây Nguyên, Đại tá Đào Mạnh Chính đã đến thăm, tặng quà và không quên nhắc nhở mỗi cán bộ, chiến sĩ: “Phải luôn cố gắng phấn đấu, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với tinh thần “Đâu cần bộ đội có, đâu khó có bộ đội”. Đồng thời, thường xuyên tổ chức canh gác đảm bảo an toàn thiết bị, tránh để xảy ra cháy nổ, đồng thời cùng với lực lượng biên phòng tại địa phương thăm hỏi các hộ dân sinh sống quanh vùng, đảm bảo an ninh biên giới trong những ngày Tết.

Chia tay những người lính thợ trên công trường đường tuần tra biên giới tươi cười với lòng tin không lâu nữa, con đường tuần tra biên giới từ Bắc đến Nam trãi dài hàng nghìn cây số sẽ hoàn thành giúp cho bộ đội biên phòng trong công tác tuần tra đảm bảo an ninh vùng biên ải của Tổ quốc sẽ bớt gian khó, vất vả.

Nguyễn Giác

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2007 Ban Quản lý Dự án 47- Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam đã triển khai xây dựng đường tuần tra biên giới trên địa bàn 19 tỉnh với 1.969 km trong đó 21 gói thầu tổng số chiều dài 484 km do Bộ chỉ huy Biên phòng các tỉnh, các Quân khu làm chủ đầu tư, 32 gói thầu tổng số dài 1.512 km do Bộ tổng tham mưu làm chủ đầu tư. Trên các địa bàn Tây Bắc- tuyến biên giới Việt- Trung, Tây Nam và Tây Nguyên, các gói thầu đang được hoàn thành hết sức khẩn trương, vượt tiến độ.

Hiện đã có một số đoạn đã thông tuyến với tổng chiều dài lên tới gần 800 km, trong đó đoạn Kon Tum- Gia Lai thông tuyến dài 550km. Những tuyến này còn góp phần giúp lực lượng bộ đội Biên phòng trong công tác tuần tra, kịp thời phát hiện phá tan âm mưu của bọn phản động. Ban Quản lý Dự án 47 hoàn tất đề án quy hoạch chi tiết xây dựng đường tuần tra biên giới giai đoạn 2011-2015 với chiều dài 1.200 km trên địa bàn 17 tỉnh, thành phố.

Có thể bạn quan tâm

Ấm áp đêm Giao thừa ở Phố núi

Ấm áp đêm Giao thừa ở Phố núi

(GLO)- Trong tiết trời se lạnh của Phố núi, từ khắp các ngã đường, hàng ngàn người dân đổ về Quảng trường Đại Đoàn Kết để vui chơi và cùng nhau chào đón thời khắc thiêng liêng nhất chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
Những so sánh thú vị về Tết xưa, Tết nay

Những so sánh thú vị về Tết xưa, Tết nay

Ngoảnh nhìn cái Bính Thân 2016 vừa qua và cả nhiều cái Tết trước đó, hẳn chúng ta nhận ra không ít điều đã thay đổi cùng sự biến chuyển của dòng chảy thời gian. Nhiều điều cũ dần mất đi, nhiều điều mới lại đến. Tết chưa bao giờ hết ý nghĩa, chỉ có cách chúng ta đón nhận Tết là đã khác đi nhiều, đặc biệt là đối với trẻ em.
Tặng hàng ngàn suất quà Tết cho đối tượng chính sách

Tặng hàng ngàn suất quà Tết cho đối tượng chính sách

(GLO)- Nhân dịp Tết Bính Thân 2016, huyện Chư Pưh đã trao quà Tết của Chủ tịch nước và UBND tỉnh Gia Lai cho 1.079 đối tượng người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng và đối tượng bảo trợ xã hội, với tổng số tiền 135 triệu đồng.
Chợ hoa Chư Sê: Sôi động ngày giáp Tết

Chợ hoa Chư Sê: Sôi động ngày giáp Tết

(GLO)- Lượng người đổ về chợ trung tâm huyện Chư Sê khá tấp nập trong ngày cuối năm. Đặc biệt, chợ hoa Chư Sê ngày giáp Tết nhộn nhịp người dân đến xem và chọn cho mình những chậu hoa ưng ý với giá cả hợp lý hơn để về vui Xuân, đón Tết.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh thăm công nhân, chúc Tết Công ty TNHH một thành viên Công trình Đô thị Gia Lai

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh thăm công nhân, chúc Tết Công ty TNHH một thành viên Công trình Đô thị Gia Lai

(GLO)- Tối 7-2 ( 29Tết), đồng chí Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Võ Ngọc Thành-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm công nhân và chúc Tết Công ty TNHH một thành viên Công trình đô thị Gia Lai.
Chợ quê ngày giáp Tết

Chợ quê ngày giáp Tết

(GLO)- Đến với chợ quê những ngày giáp Tết Bính Thân, ngay lối vào chợ chúng tôi đã thấy bày bán la liệt những hàng thờ cúng, những bó cúc vàng ươm, những nải chuối xanh, lá gói bánh chưng cùng những nụ cười tươi rói như nhắc Tết đang đến thật gần.
Hân hoan chào đón năm mới

Hân hoan chào đón năm mới

(GLO)- Những ngày cuối năm, Phố núi Pleiku trở nên nhộn nhịp bởi tiếng nhạc chào đón năm mới hòa cùng dòng người tấp nập trên đường, ai cũng có những dự định riêng nhưng điều chung một mục đích là chuẩn bị đón năm mới. Các tuyến phố, hay các công viên, quán cà phê, nhà hàng… được trang hoàng rực rỡ với cờ, hoa, điện nhấp nháy đủ màu sắc báo hiệu năm mới đang chạm ngõ từng nhà.
Đảm bảo nguồn điện phục vụ Tết Nguyên đán

Đảm bảo nguồn điện phục vụ Tết Nguyên đán

(GLO)- Nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn phục vụ nhu cầu sinh hoạt và vui chơi giải trí của nhân dân trên địa bàn trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, Công ty Điện lực Gia Lai (PCGL) đã chuẩn bị các phương thức vận hành cấp điện căn cứ theo thông số vận hành nguồn lưới hiện tại và dự báo nhu cầu tăng trưởng phụ tải.
Làm mới đồ đồng

Làm mới đồ đồng

(GLO)- Sau khi làm sạch các món đồ qua nước, anh bắt đầu bật mô tơ, dùng xút đồng quẹt lên phớt vải đánh bóng rồi đưa món đồ vào làm sạch từng góc cạnh. Sau cùng, đồ vật được lau lại một lần nữa với bột làm sáng để sáng bóng lên như mới.
Việt Nam vẫn còn… đủng đỉnh giao thương

Việt Nam vẫn còn… đủng đỉnh giao thương

(GLO)- Mười mấy năm trước, khi thủ tục và phương tiện di chuyển trong khu vực còn khá nhiêu khê, tôi đã có một chuyến du khảo nhọc nhằn mà thú vị ở vài quốc gia thuộc lưu vực sông Mê Kông. Và bất chợt nảy ra ao ước: Rồi đến một ngày, cộng đồng ASEAN sẽ thống nhất bỏ thủ tục visa nhập cảnh, thủ tục và phương tiện di chuyển nội vùng sẽ thông thoáng, thậm chí phát hành cả đồng tiền chung (như cộng đồng EU)…
Kon Pne: Khi khát vọng được tiếp sức

Kon Pne: Khi khát vọng được tiếp sức

(GLO)- Kể từ chuyến thăm và làm việc của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tuấn Khanh năm 2003 cho đến chuyến thăm và làm việc của Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Văn Trang và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành tháng 10-2015, nhiều khó khăn, vướng mắc tại xã Kon Pne đã được tháo gỡ nhằm hướng đến mục tiêu biến vùng đất một thời là hậu cứ cách mạng này trở thành một điểm sáng về phát triển kinh tế-xã hội của huyện Kbang.
Những câu chuyện thời bao cấp

Những câu chuyện thời bao cấp

(GLO)- Dù là chuyện vui thật lòng hay những điệu buồn cắc cớ, với những người mà tôi có dịp gặp gỡ, chuyện trò, những câu chuyện về thời bao cấp của hơn 30 năm về trước luôn là những dấu ấn khó quên. Với họ, đó là những năm tháng chất chứa nhiều vất vả song hành cùng giai đoạn khó khăn của đất nước nhưng lại đầy ắp nghĩa tình.
Khai bút đầu năm-tôn vinh vẻ đẹp văn hóa Việt

Khai bút đầu năm-tôn vinh vẻ đẹp văn hóa Việt

(GLO)- Với người Việt, bút là công cụ gắn bó với đời sống trí tuệ và tâm hồn, trở thành một biểu tượng thiêng liêng. Bởi vậy, khai bút đầu xuân từ lâu đã trở thành một phong tục đầu năm của dân tộc, nó gắn chặt với việc học hành, tôn trọng sự học và sự sáng tạo, là một việc làm mang ý niệm tâm linh, ước mong một năm mới thành công, nhiều may mắn sẽ đến với ta và cả những người mà ta yêu quý.
Tết ở Vũng Chùa

Tết ở Vũng Chùa

(GLO)- Có mặt tại Vũng Chùa-Đảo Yến (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình)-nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào những ngày Tết Nguyên đán, dù thời tiết lạnh và mưa phùn nhiều nhưng dòng người đến viếng mộ Đại tướng vẫn rất tấp nập, bởi ai cũng muốn được tự tay thắp nén tâm nhang, dâng tặng những bó hoa cúc rực rỡ sắc màu và bày tỏ tấm lòng thành kính trước phần mộ người anh hùng dân tộc, suốt đời vì nước vì dân.
Mơ Tết về trên những vòng xe

Mơ Tết về trên những vòng xe

(GLO)- Pleiku những ngày áp Tết Nguyên đán. Hòa trong dòng người ngược xuôi, rộn ràng sắm Tết, tôi vẫn bắt gặp bên phố hình ảnh của những tấm lưng thấm đượm mồ hôi, nhẫn nại đẩy chiếc xe đạp chất đầy hàng hóa, người mong bán hết số bánh còn trong giỏ, người lại mong mua được thêm một ít chai lọ hay giấy vụn nữa; cũng là để kiếm thêm chút tiền cho Tết thêm tươm tất.