Bài 2: Khó khăn từ nhiều phía

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trường lớp… hoang phế chỉ trong 3 tháng hè: Sự phá hoại của những kẻ vô ý thức, công tác giám sát, quản lý lỏng lẻo. Ngoài ra, hệ thống trường lớp tạm bợ cũng gây khó khăn không ít cho công tác bảo quản cơ sở vật chất… Vì thế, dù đã nỗ lực rất nhiều nhưng tại địa bàn các xã, nhất là xã vùng sâu, vùng xa tỉnh Gia Lai với các điểm trường nằm cách xa trung tâm thì việc bảo quản cơ sở vật chất vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
Thừa người phá hoại, thiếu người bảo quản
Có mặt trong ca trực tại Trường THCS Hai Bà Trưng (xã Ia Trok, huyện Ia Pa), anh Văn Đức Hậu- giáo viên Toán- Tin của trường ngao ngán nói: “Nhiều người rất hung hăng, không sợ bảo vệ, có đêm mang cả rượu vào trong trường uống, bảo vệ ra làm việc thì còn bị số thanh niên này đòi hành hung”. Tại nhiều địa phương khác, những người dân thiếu ý thức cũng đã góp phần bôi xấu hình ảnh trường lớp. Chị Kpuih Preng- nhân viên hỗ trợ giáo viên (điểm trường làng Nét, xã Ia Bang, huyện Chư Prông) cho biết: Vẫn còn tình trạng người dân trong làng tổ chức uống rượu nhưng thiếu chỗ ngồi nên đến trường học đem bàn ghế… về nhà dùng, trẻ nhỏ trong làng cũng vào khuôn viên trường học đùa giỡn, phá phách…
Bàn ghế bị hư hỏng ở trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Kbang). Ảnh: L.A
Bàn ghế bị hư hỏng ở trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Kbang). Ảnh: L.A
Nhiều năm qua, vấn đề bảo quản trường, lớp trong mùa hè luôn được Nhà nước quan tâm: Với Nghị định 68, mỗi trường đều được hợp đồng một bảo vệ; với các trường có từ 5 điểm trường trở lên thì các hiệu trưởng còn được hợp đồng thêm một bảo vệ từ nguồn hành chính sự nghiệp. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy, vì những lý do khác nhau, nhiều bảo vệ chỉ làm việc sơ sài, hình thức, thường xuyên bỏ trường trong các ca trực của mình dẫn đến công tác bảo quản trường, lớp bị buông lỏng, hậu quả là trường lớp liên tục bị thiệt hại về cơ sở vật chất. Bà Võ Thị Phương- Phó Hiệu trưởng Trường THCS Phan Bội Châu (xã Ia Ma Rơn, huyện Ia Pa) thừa nhận: “Một số bàn ghế của trường đã bị hư hỏng trong dịp hè, trong năm học tới chắc chắn trường sẽ rơi vào cảnh thiếu bàn, ghế phục vụ công tác dạy và học. Trường có 2 bảo vệ, theo hợp đồng sẽ trực 24/24 giờ tại trường. Thế nhưng, hai bảo vệ này không đảm trách đúng nhiệm vụ của mình, thường xuyên vắng mặt trong các ca trực”.
Một lý do khác khiến trường lớp dễ xuống cấp, hư hại trong dịp hè, đó là hệ thống lớp học tạm bợ vẫn còn chiếm tỷ lệ khá lớn, gây khó khăn trong việc bảo quản cơ sở vật chất. Nhiều trường học vì không có cổng, tường rào chắc chắn nên dễ dàng bị phá hoại hoặc biến thành “thảo nguyên” của bò, dê... Ông Nguyễn Văn Đát- Phó Trưởng phòng Giáo dục- Đào tạo huyện Kông Chro cho biết: Phòng Giáo dục- Đào tạo huyện vẫn thường xuyên tổ chức tuyên truyền cho người dân về việc bảo vệ cơ sở vật chất của các trường và điểm trường trong dịp hè.  Tuy nhiên, “huyện cũng gặp khó khăn trong việc đầu tư xây dựng trường lớp kiên cố, nhiều phòng học (nhất là mầm non) phải mượn tạm nhà rông, nhà sinh hoạt cộng đồng và nhà dân”. Đây cũng là cái khó chung của giáo dục các huyện tại khu vực phía Đông của tỉnh; hiện nay chỉ tính riêng 3 huyện Đak Pơ, Kông Chro và Kbang đã có hơn 100 phòng học mượn tạm và gần 80 điểm trường nằm ở các làng, xã vùng sâu, vùng xa.
Cần quản lý chặt chẽ hơn
Trao đổi về trách nhiệm của ngành Giáo dục trong vấn đề bảo quản cơ sở vật chất trường học trong dịp hè, ông Đỗ Cao Đẳng- Trưởng phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Chư Prông nhấn mạnh: Phòng đã chỉ đạo các nhà trường trước khi nghỉ hè phải có buổi làm việc với chính quyền địa phương để cùng phối hợp với nhà trường bảo quản cơ sở vật chất trường lớp. Ngoài ra, UBND huyện cũng thường xuyên chỉ đạo và thành lập các đoàn kiểm tra về công tác bảo quản trường lớp ngày hè. Tuy nhiên, khi phóng viên nêu thực trạng nhếch nhác ở một số điểm trường và trường chính trên địa bàn huyện thì ông Đẳng lại hoàn toàn không biết. “Chúng tôi sẽ kiểm tra thực trạng trên để có hướng khắc phục trong thời gian sớm nhất, đảm bảo cơ sở vật chất cho năm học mới”- ông nói.
Trưởng phòng Giáo dục- Đào tạo huyện Ia Pa ông Ksor Ther, cũng khẳng định một câu tương tự. Còn ông Lê Thanh Hải- Phó Trưởng phòng Giáo dục- Đào tạo huyện Kbang cho biết: “Ngay sau khi kết thúc năm học 2009-2010, Phòng đã yêu cầu Ban Giám hiệu các nhà trường lập biên bản kiểm kê tài sản, niêm phong các lớp học. Tại những trường học nào có hợp đồng với bảo vệ thì cử bảo vệ trực, còn không thì nhà trường tự phân công giáo viên thay phiên trực. Nhưng khó khăn gặp phải là do phòng học chưa kiên cố nên việc quản lý cơ sở vật chất chưa cao...”.
Ngoài ra, có thể thấy rằng UBND các xã trên địa bàn các huyện- đơn vị cùng phối hợp với nhà trường thực hiện công tác bảo quản trường, lớp trong dịp hè cũng chưa thực sự phát huy hết trách nhiệm. Ông Ksor Bu- Chủ tịch xã Ia Broăi (huyện Ia Pa), cũng không phủ nhận chuyện này: “Dịp hè, xã cùng phối hợp với các trường trên địa bàn làm công tác bảo quản trường, lớp. Mỗi trường đều có một bảo vệ, khi có sự vụ gì thì bảo vệ trường sẽ báo lên cho xã, xã sẽ cử lực lượng xuống cùng phối hợp xử lý; tại trụ sở UBND xã luôn phân công nhân viên trực 24/24 giờ. Nhưng trên thực tế lực lượng trực tại xã nhiều lúc bỏ trực, phần vì bận việc nhà, phần vì kinh phí khó khăn, thanh toán tiền hỗ trợ thường kéo dài 2 đến 3 đợt nên các xã viên hay sao lãng trách nhiệm”.
Cứ thế, một thực trạng trái ngược liên tục diễn ra tại các địa phương: Mỗi năm, vào đầu năm học mới ngành Giáo dục phải mất tiền tỷ cho công tác sửa chữa, tu bổ cảnh quan và cơ sở vật chất trường học; và khi mỗi một năm học trôi qua thì trường lớp lại rơi vào cảnh “đem con bỏ chợ”. Mong rằng tới đây, ngành Giáo dục sẽ có những động thái tích cực để khắc phục tình trạng nói trên, trả lại cho trường lớp vẻ thân thiện và trang nghiêm vốn có cũng như áp dụng những biện pháp chặt chẽ hơn, nghiêm khắc hơn trong việc bảo quản cơ sở vật chất về lâu dài.
Nhóm P.V Chính trị- Xã hội

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.