Bài 2: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ mới trong xây dựng đường giao thông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sự phát triển nhanh cả về khối lượng, chất lượng và quy mô của hệ thống đường giao thông nông thôn (GTNT) đã góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội của tỉnh phát triển, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho nhân dân khu vực nông thôn. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng đã gặp không ít khó khăn khi vừa phải đảm bảo chất lượng công trình trong khi kinh phí lại có hạn.

So với làm đường nông thôn bằng bê tông thì làm đường bằng vật liệu Carboncor Asphalt này có giá thành chỉ bằng một nửa. Vật liệu
So với làm đường nông thôn bằng bê tông thì làm đường bằng vật liệu Carboncor Asphalt có giá thành chỉ bằng một nửa. (Ảnh minh họa)

Có thể thấy, đường GTNT hiện nay chủ yếu là móng đường cấp phối, mặt đường bê tông xi măng, đá thải hoặc láng nhựa nóng, có giá thành cao, trong khi đó số lượng đường GTNT chưa được nâng cấp còn rất lớn, song kinh phí đầu tư cho GTNT còn hạn chế. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giảm chi phí đầu tư, đồng thời đẩy nhanh tiến độ cứng hóa mặt đường GTNT hướng đến mục tiêu đến cuối năm 2015 có 100% số xã có đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa. Để đạt được mục tiêu này, song hành cùng với việc tăng cường năng lực quản lý GTNT từ tỉnh đến địa phương, huy động tối đa mọi nguồn lực thì một giải pháp quan trọng đang được tỉnh triển khai thí điểm đó là sử dụng vật liệu sẵn có tại các địa phương, chú trọng sử dụng vật liệu mới, ứng dụng các công nghệ mới với điều kiện cụ thể của từng vùng.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh cũng đang bắt đầu thí điểm thi công mặt đường bằng vật liệu Carboncor Asphalt và áp dụng trong duy tu sửa chữa vá ổ gà. Đây là sản phẩm công nghệ mới, thân thiện với môi trường, thi công đơn giản, ít phụ thuộc vào máy móc thiết bị thi công, có thể sử dụng nhân công tại địa phương. So với làm đường nông thôn bằng bê tông thì làm đường bằng vật liệu mới này có giá thành chỉ bằng một nửa. Vật liệu Carboncor Asphalt với 3 thành phần chính là đá, sít than sau sàng (rác than), nhũ tương đặc biệt liên kết làm cho vật liệu trở thành một khối bền vững nền và mặt đường. Đặc biệt, cùng một khối lượng như bê tông thảm nhựa thông thường nhưng vật liệu mới này tăng được 25% diện tích phủ mặt đường. Carboncor Asphalt không bị chảy mềm dưới thời tiết nắng nóng như nhựa thông nhưng lại có độ dẻo nên không làm mặt đường bị sứt, mẻ từng lỗ nhỏ. Với việc áp dụng vật liệu mới vào xây dựng đường GTNT bước đầu đã mang lại hiệu quả cả về kinh tế, thời gian, chất lượng cũng như mỹ quan.

 Một đoạn tỉnh lộ 665 chưa được bố trí vốn để nâng cấp, sửa chữa. Ảnh: Hà Duy
Một đoạn tỉnh lộ 665 chưa được bố trí vốn để nâng cấp, sửa chữa. Ảnh: Hà Duy

Cùng với xây dựng, công tác quản lý khai thác hệ thống đường GTNT đã được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp rất quan tâm. Đối với vấn đề này, UBND tỉnh đã có Quyết định số 26/2010/QĐ-UBND về việc ban hành quy định về quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, trong đó phân cấp công tác quản lý hệ thống đường GTNT như: đối với đường huyện giao cho UBND cấp huyện quản lý, đối với đường xã giao cho UBND xã quản lý. Đối với hệ thống đường tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giao thông-Vận tải quản lý và duy tu sửa chữa.

Tuy nhiên, thực tế việc dành vốn cho công tác bảo trì còn hạn chế. Ông Hà Anh Thái-Phó Trưởng phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông (Sở Giao thông-Vận tải), trong một lần trao đổi cho biết: Các tuyến đường GTNT chỉ được bố trí vốn sửa chữa khi có hư hỏng nặng và huy động ngày công lao động xã hội của nhân dân để phát cây, vá ổ gà. Đáng vui mừng là từ năm 2013 đến nay, trong công tác duy tu, bảo dưỡng sửa chữa đường GTNT đã có thêm nguồn vốn từ thu phí đường bộ phân bổ cho địa phương góp phần làm tăng chất lượng đường GTNT trong khai thác và sử dụng. Theo đó, từ năm 2010 đến nay, với nguồn kinh phí khoảng 140 tỷ đồng (trong đó, vốn trung ương khoảng 5,13 tỷ đồng; vốn địa phương gần 120 tỷ đồng, nhân dân đóng góp khoảng 12,2 tỷ đồng và các nguồn vốn khác 3,13 tỷ đồng) đã được dùng để thực hiện duy tu, sửa chữa các tuyến đường GTNT trên toàn tỉnh. Với nguồn kinh phí ấy, các tuyến đường được sửa chữa chủ yếu là đường cấp phối đất, quy mô nhỏ, và ưu tiên sửa chữa các tuyến hư hỏng cục bộ, cấp thiết.

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm