(GLO)- Hàng trăm vụ tự tử (chủ yếu là thắt cổ và uống thuốc tự độc- P.V) mỗi năm tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã và đang gióng lên hồi chuông về tệ nạn gây tổn hại lớn về tinh thần và vật chất. Dù các địa phương luôn cho rằng đã quan tâm giáo dục người dân biết yêu bản thân, quý trọng mạng sống thì vấn nạn này vẫn chưa có vẻ thuyên giảm.
Tự tử vì… một lời trách
Siu Kra, ở làng C, xã Gào (TP. Pleiku) đang ngồi nói chuyện với vợ trong ngôi nhà sàn cũ kỹ thì thấy con trai Rơ Châm Binh (14 tuổi) đi chơi với đám bạn cùng làng về với vẻ mặt không vui. Thấy Binh đi quanh nhà như tìm kiếm thứ gì, Kra không để ý, đến khi có người la lên “Thằng Binh uống hết chai thuốc sâu rồi” ông mới hốt hoảng chạy ra. Binh đứng trước nhà, đôi mắt hoang dại nhìn cha rồi từ từ khuỵu xuống, ngất lịm. Người làng nhanh chóng đưa Binh tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu, nhưng vừa đến nơi thì Binh cũng tắt thở.
Kể lại chuyện tự tử của đứa con trai duy nhất cách đây chưa lâu, Kra vẫn chưa hết bàng hoàng: “Cứ hễ nhắm mắt lại là mình thấy thằng Binh, nó nhìn mình mà không nói lời nào”. Mặc chiếc áo bộ đội đã ngả màu, nhiều mối khuy đứt được ông lấy dây cột lại, người đàn ông mới hơn 40 tuổi nhưng già xọm trong nỗi đau đớn không nói thành lời. “Nó còn trẻ quá, chỉ vì tự ái vì một lời nói của đứa bạn mà nó dứt khoát bỏ mình mà đi”- ông đau xót.
Chuẩn bị lấy vợ nhưng Kpă Ak (19 tuổi), ở làng Nú, xã Ia Kênh (TP. Pleiku) bất ngờ uống thuốc sâu tự tử khiến gia đình, bạn bè bàng hoàng, nhất là với Heng- người mà Ak mới làm đám hỏi trước đó vài ngày. Chụm vài cây củi và trên đống than hãy còn ấm bên mộ con, ông Rơ Châm Ich im lặng châm lửa. “Nó mới chết hơn một tháng, ngày nào con Heng cũng lặn lội đi từ huyện Ia Grai mang cơm xuống, đốt lửa cho nó”. Ánh sáng vàng vọt trong nhập nhoạng trời chiều soi bóng ông đổ dài trên vách nhà mồ. “Mẹ vợ nó bị đau nhưng tao chưa lên thăm, phía nhà vợ trách làm nó tự ái”- ông nói như trách mình. Ông kể về cái chết của Ak một cách khó nhọc: “Nó uống hết một chai thuốc sâu, một tay cầm con dao nhọn, một tay quờ quạng, la hét: “Tao muốn chết, không ai được cứu tao”. Mọi người xông vào giật con dao đưa nó đi viện. Hai ngày một đêm nằm viện thì nó chết”. Ak chết gây ngạc nhiên cho không ít người làng bởi anh rất hiền lành, ít nói.
Những cái chết được báo trước
Khi chúng tôi tìm hiểu viết loạt bài này, tình cờ chứng kiến đám ma Kpuih Chút (63 tuổi), làng Út 1, xã Ia Hrung (huyện Ia Grai). Ông chết do thắt cổ tự tử. Người làng buồn bã kể: “Chút là thương binh. Mấy đứa con thường xuyên xin tiền, không cho là chúng nó đánh. Bị con cái ngược đãi nhưng Chút không dám kể với ai sợ làm con cái xấu mặt”. Một Công an viên của xã cho hay, ông sống lặng lẽ và trầm cảm khá lâu rồi, cái chết của ông dường như đã được báo trước nên không gây nhiều bất ngờ, chỉ có vợ ông là người đau đớn hơn cả.
Cũng tại xã này cách đây hơn nửa năm xảy ra vụ thắt cổ của Ksor Bcan (32 tuổi) và Ksor Dai (38 tuổi) gây xôn xao trong cộng đồng. Chồng Bcan chết cách đây hơn 10 năm, chị một mình nuôi ba con nhỏ. Tuy thiếu thốn, vất vả nhưng nét đằm thắm, dịu dàng của Bcan đã làm Dai thương thầm. Từ những giúp đỡ ân cần của Dai, hai người cảm mến lúc nào không hay. Mối tình càng sâu đậm càng bế tắc bởi Dai đã có vợ. Thương vợ (bị liệt từ nhỏ) nhưng tình yêu thương với Bcan đã đốt cháy Dai.
Vợ Dai cuối cùng cũng đồng ý cho hai người lấy nhau nhưng yêu cầu Bcan phải bồi thường 150 triệu đồng chưa kể trâu, bò. Bế tắc vì số tiền vượt quá khả năng, Bcan và Dai đã cùng nhau tìm đến cái chết bằng cách thắt cổ trên đồi Ia Qua thuộc khu vực làng Grit. Ông Ksor Ken- bố của Bcan, đau xót: “Trước khi chết, nó buồn lắm. Bố mẹ nghèo không có tiền cho nó “nộp phạt” nên nó mới nghĩ quẩn”.
Hàng ngày, ông bà vẫn thay phiên nhau mang cơm ra mộ con. Khu nhà mồ cách nhà không xa, khi chúng tôi ngỏ ý ra thăm, ông im lặng gật đầu. Mộ Bcan không có chiêng, ché như những ngôi mộ xung quanh nhưng được chăm sóc cẩn thận. Ngồi cài lại mấy thanh tre nứa xung quanh mộ con, mồ hôi ướt đẫm lưng áo người cha già. Không biết người chết có nhìn thấy nỗi đau khổ, vất vả của người sống khi để lại ba đứa con nhỏ cho hai ông bà đã mất sức lao động nuôi nấng?
Tự tử vì… một lời trách
Siu Kra, ở làng C, xã Gào (TP. Pleiku) đang ngồi nói chuyện với vợ trong ngôi nhà sàn cũ kỹ thì thấy con trai Rơ Châm Binh (14 tuổi) đi chơi với đám bạn cùng làng về với vẻ mặt không vui. Thấy Binh đi quanh nhà như tìm kiếm thứ gì, Kra không để ý, đến khi có người la lên “Thằng Binh uống hết chai thuốc sâu rồi” ông mới hốt hoảng chạy ra. Binh đứng trước nhà, đôi mắt hoang dại nhìn cha rồi từ từ khuỵu xuống, ngất lịm. Người làng nhanh chóng đưa Binh tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu, nhưng vừa đến nơi thì Binh cũng tắt thở.
Ông Rơ Châm Ich đau khổ bên mộ đứa con mới chết do tự tử. Ảnh: Hoàng Ngọc |
Chuẩn bị lấy vợ nhưng Kpă Ak (19 tuổi), ở làng Nú, xã Ia Kênh (TP. Pleiku) bất ngờ uống thuốc sâu tự tử khiến gia đình, bạn bè bàng hoàng, nhất là với Heng- người mà Ak mới làm đám hỏi trước đó vài ngày. Chụm vài cây củi và trên đống than hãy còn ấm bên mộ con, ông Rơ Châm Ich im lặng châm lửa. “Nó mới chết hơn một tháng, ngày nào con Heng cũng lặn lội đi từ huyện Ia Grai mang cơm xuống, đốt lửa cho nó”. Ánh sáng vàng vọt trong nhập nhoạng trời chiều soi bóng ông đổ dài trên vách nhà mồ. “Mẹ vợ nó bị đau nhưng tao chưa lên thăm, phía nhà vợ trách làm nó tự ái”- ông nói như trách mình. Ông kể về cái chết của Ak một cách khó nhọc: “Nó uống hết một chai thuốc sâu, một tay cầm con dao nhọn, một tay quờ quạng, la hét: “Tao muốn chết, không ai được cứu tao”. Mọi người xông vào giật con dao đưa nó đi viện. Hai ngày một đêm nằm viện thì nó chết”. Ak chết gây ngạc nhiên cho không ít người làng bởi anh rất hiền lành, ít nói.
Những cái chết được báo trước
Khi chúng tôi tìm hiểu viết loạt bài này, tình cờ chứng kiến đám ma Kpuih Chút (63 tuổi), làng Út 1, xã Ia Hrung (huyện Ia Grai). Ông chết do thắt cổ tự tử. Người làng buồn bã kể: “Chút là thương binh. Mấy đứa con thường xuyên xin tiền, không cho là chúng nó đánh. Bị con cái ngược đãi nhưng Chút không dám kể với ai sợ làm con cái xấu mặt”. Một Công an viên của xã cho hay, ông sống lặng lẽ và trầm cảm khá lâu rồi, cái chết của ông dường như đã được báo trước nên không gây nhiều bất ngờ, chỉ có vợ ông là người đau đớn hơn cả.
Theo thống kê của Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc- Bệnh viện Đa khoa tỉnh, trung bình mỗi tháng, khoa tiếp nhận 25-30 trường hợp tự độc, chủ yếu là uống thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Ngoài ra, nhiều trường hợp tự độc khác chết ở nhà hoặc bệnh viện tuyến huyện, chết do thắt cổ… chưa thể thống kê. |
Vợ Dai cuối cùng cũng đồng ý cho hai người lấy nhau nhưng yêu cầu Bcan phải bồi thường 150 triệu đồng chưa kể trâu, bò. Bế tắc vì số tiền vượt quá khả năng, Bcan và Dai đã cùng nhau tìm đến cái chết bằng cách thắt cổ trên đồi Ia Qua thuộc khu vực làng Grit. Ông Ksor Ken- bố của Bcan, đau xót: “Trước khi chết, nó buồn lắm. Bố mẹ nghèo không có tiền cho nó “nộp phạt” nên nó mới nghĩ quẩn”.
Hàng ngày, ông bà vẫn thay phiên nhau mang cơm ra mộ con. Khu nhà mồ cách nhà không xa, khi chúng tôi ngỏ ý ra thăm, ông im lặng gật đầu. Mộ Bcan không có chiêng, ché như những ngôi mộ xung quanh nhưng được chăm sóc cẩn thận. Ngồi cài lại mấy thanh tre nứa xung quanh mộ con, mồ hôi ướt đẫm lưng áo người cha già. Không biết người chết có nhìn thấy nỗi đau khổ, vất vả của người sống khi để lại ba đứa con nhỏ cho hai ông bà đã mất sức lao động nuôi nấng?
Hoàng Ngọc