Bài 1: Sống trong lòng dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết vào ngày 20-7-1954 thì đến cuối tháng 8, thực dân Pháp quay trở lại chiếm đóng tỉnh Gia Lai. Tại địa bàn tỉnh Gia Lai, Trung ương đã phân công 134 cán bộ trung kiên tiếp tục ở lại có nhiệm vụ duy trì liên lạc với cách mạng, xây dựng lực lượng trong vùng địch hậu.

Đó là những cán bộ quen thuộc với chiến trường, có kinh nghiệm hoạt động trong vùng địch hậu và chịu đựng gian khổ, sẵn sàng hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ. Trước khi được giao nhiệm vụ ở từng địa bàn cụ thể, họ cũng đã được trang bị về nội dung Hiệp định, đường lối đấu tranh, tổ chức và phương thức hoạt động ở miền Nam sau 1954...

 

Ông bà Nguyễn Đàn bên những huân, huy chương. Ảnh: Phương Dung
Ông bà Nguyễn Đàn bên những huân, huy chương. Ảnh: Phương Dung

Dựa vào dân

Những cán bộ ở lại sau năm 1954, hoạt động trong điều kiện cực kỳ gian nguy. Trong khi đó, địch thực hiện nhiều thủ đoạn vô vùng độc ác nhằm phá hoại Hiệp định Giơneve; khước từ hiệp thương, tổng tuyển cử… Đặc biệt, địch tiến hành chính sách tố cộng, diệt cộng với phương châm “thà giết nhầm, hơn bỏ sót” hòng dập tắt những mầm mống tổ chức Cộng sản đang dần được gây dựng tại miền Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ. Chúng tìm cách lùng sục, bắt bớ, có lúc chúng còn đưa lính xuống đóng ở làng ròng rã vài tháng mới rút khiến lực lượng của ta mất liên lạc trong dân…

Lúc bấy giờ trong các làng đồng bào dân tộc thiểu số chưa có cơ sở cách mạng, thậm chí 5 đến 6 làng thì mới có một người biết chữ, biết nói tiếng Kinh, vì thế việc giao tiếp giữa cán bộ, chiến sĩ với người dân cũng gặp rất nhiều bất lợi. Chưa kể, địch lê máy chém khắp miền Nam, đối với những người bị chúng nghi là tiếp tay cho Việt Cộng cũng bị tra tấn và giết chết một cách dã man… khiến người dân trong các làng khiếp sợ! Dù vậy, nhiều người vẫn vượt qua nỗi sợ hãi, vượt qua cái nghèo đói vẫn góp gạo nuôi giấu cán bộ cách mạng.

Cuộc sống của cán bộ ở lại trong thời kỳ này cũng phải đối diện với vô vàn khó khăn, thiếu thốn. Hơn nữa, đang trong giai đoạn đình chiến nên dù có vũ khí cũng không được sử dụng vì địch sẽ vin vào cớ đó mà cho rằng ta đã vi phạm Hiệp định! Ông Vũ Xuân Mân (Võ Nộ)-(45 Hùng Vương, thị xã Ayun Pa), nhớ lại: “Lúc đó, chúng tôi phải hóa trang, sinh hoạt như những người địa phương, cũng đóng khố, đi chân đất, tóc để búi, mang gùi, ở trần để địch không phát hiện.

Thời gian đầu, việc học để trở thành người “con của làng” vô cùng khó khăn vì mình không quen đóng khố, bó lỏng quá thì bị tuột mất, còn bó chặt quá thì bị phồng rát đi không được, rồi phải đi chân đất, lưng trần đến cháy da lưng, phồng rộp hết chân…”. Dù phải đối phó với các thủ đoạn của kẻ thù, song các cán bộ vẫn quan tâm đến đời sống của nhân dân, hướng dẫn nhân dân sản xuất, đấu tranh chống áp bức, đòi dân sinh; hướng dẫn thực hiện vệ sinh phòng bệnh, từng bước giúp người dân xóa bỏ hủ tục… Đặc biệt, các cán bộ này đã dạy cho thanh-thiếu niên, cán bộ cốt cán người địa phương biết viết chữ dân tộc mình, biết nói tiếng phổ thông, chăm lo phát triển cơ sở, bồi dưỡng đội ngũ đảng viên cốt cán.

Mong manh ranh giới sống-chết!

Trong chiến tranh, ranh giới sống-chết là rất mong manh! Với những cán bộ ở lại Gia Lai hoạt động cách mạng sau năm 1954 cũng vậy, hoạt động trong vùng rừng sâu, nước độc nên chuyện đói cơm, lạt muối, sốt rét rừng và bị thú rừng tấn công là không thể tránh khỏi. Dù chiến tranh đã qua đi gần 40 năm, song trong số họ-nhiều người vẫn không quên được những giây phút chạm ngõ “tử thần”.  

Một đêm đầu năm 1960, ông Đinh Er (Krung Tô Lô Hanh), ở làng Đê Chơ Gang, xã Phú An, huyện Đak Pơ, đang trên đường tuần tra, tìm đường chuẩn bị cho đợt dẫn cán bộ từ miền Bắc vào Tây Nguyên, khi ngang qua quốc lộ 19 (đoạn thuộc khu 7) bất ngờ ông bị rắn hổ mang cắn ngay vào bàn chân trái. Giữa núi rừng hoang vu, đường lên trạm quân y lại xa, trong khi đó chất độc ngấm vào người khiến ông cứ nằm li bì như chết! Cũng may, ngay lúc đó ông được đồng đội đưa đi cứu chữa kịp thời và sau 10 ngày điều trị, Đinh Er lại tiếp tục trở lại với nhiệm vụ trinh sát, tuần tra kiêm liên lạc của lực lượng bộ đội, du kích xã.

Còn với ông Đoàn Diêu-(Preh), ở thôn Tân Định, xã Tân An, huyện Đak Pơ, khó khăn nhất trong những năm tháng ấy vẫn là những lúc ông cùng đồng đội phải tìm nơi ẩn nấp mỗi khi bị địch truy lùng, bắt bớ. Và trong những trận càn ấy, ông và nhiều đồng đội khác đã được đồng bào dân tộc Bahnar che chở. Dù thế những đêm ẩn nấp trong rừng, đêm đến phải ôm cây rừng ngủ mặc cho muỗi vo ve bên tai và sương đêm độc thấm vào da thịt hay mỗi khi thiếu cơm, lạt muối luôn là những ký ức không bao giờ phai nhòa trong tâm trí ông.

Cũng như đồng đội của mình, ông Nguyễn Đàn (Hiệp)-cán bộ tiền khởi nghĩa (140A, Nguyễn Thái Học, TP. Pleiku), dù sắp bước sang tuổi 86 song những ký ức về một thời hoạt động trong vùng địch hậu đầy hiểm nguy, thiếu thốn vẫn luôn sống mãi trong tâm trí ông. Với ông, việc thiếu cơm, thiếu muối mà ngay cả quân trang, quân dụng vẫn có thể khắc phục được, nhưng thời gian này mà thiếu đi sức mạnh lòng dân mới đáng lo.

Vì hầu hết cán bộ, chiến sĩ lúc ấy đều sống ở làng, bám vào dân và có nhiệm vụ gây dựng cơ sở cách mạng trong dân và nhiều cán bộ, chiến sĩ đã trở thành người con của buôn làng. Lúc này, ông được giao nhiệm vụ phụ trách xã Gào và nhiệm vụ của ông là phải xây dựng được cơ sở cách mạng tại đây. Muốn hoàn thành nhiệm vụ được giao, ông xác định: Phải biết tiếng địa phương và tranh thủ được sự hỗ trợ từ những già làng, người có uy tín… để nhờ họ tập hợp dân và tiến hành tuyên truyền, vận động. Chỉ một năm sau, 4 làng của xã đều tin tưởng vào cách mạng và xây dựng thành các làng không có ai theo địch (đến nay xã Gào đã 2 lần nhận danh hiệu Anh hùng).

Ngoài những khó khăn trên, những cán bộ, chiến sĩ hoạt động trong vùng địch hậu còn phải đối mặt với hàng trăm khó khăn khác như: bất đồng về ngôn ngữ, sốt rét rừng, thú dữ đe dọa và cái đói thường trực đeo bám đến kiệt sức... Ông Trịnh Văn Cư (Xử), ở tổ 3, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, chia sẻ: Cho dù phải đóng khố, phải sống trong rừng sâu nước độc, phải đối diện với bom rơi, đạn nổ chúng tôi vẫn không hề nao núng.

Nhóm P.V nội chính

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.