Bài 1: Sau 3 năm, nông thôn đã đổi thay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đã làm cho bộ mặt các xã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống người dân được nâng cao, cơ sở hạ tầng khang trang, điều kiện phát triển kinh tế được đầu tư đáng kể.

Nông thôn mới nhìn từ huyện điểm

Huyện Kbang là một trong 7 huyện điểm của cả nước và có 13/45 xã điểm của tỉnh. Trước khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện chưa có quy hoạch phát triển từng vùng để định hướng cho nông dân phát triển kinh tế. Nông nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế; tốc độ tăng trưởng nông nghiệp chưa ổn định; việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật và nhân rộng các mô hình khuyến nông còn nhiều hạn chế; cơ sở vật chất, văn hóa của các thôn, làng còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu sinh hoạt cộng đồng; cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn còn khó khăn; đời sống người dân vẫn ở mức thấp...

 

Ảnh: Lê Nam
Ảnh: Lê Nam

Nhưng sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới bằng sự cố gắng của cả hệ thống chính trị, người dân, Kbang đã có sự thay đổi. Toàn huyện đã có 1 xã đạt 19/19 tiêu chí, 6 xã đạt 10 đến 14 tiêu chí và 6 xã đạt 8 đến 9 tiêu chí. Tổng số vốn huy động trong xây dựng nông thôn mới được hơn 1.237 tỷ đồng. Huyện đã xây dựng quy hoạch chi tiết nông-lâm-thủy sản giai đoạn 2012-2015 và đến năm 2020 của 13/13 xã.

Để giúp người dân phát triển kinh tế, huyện triển khai nhiều mô hình như trồng thí điểm cây mắc ca, cao su tiểu điền, phát triển nuôi trồng và chế biến thủy sản, nuôi cá tầm thương phẩm và xây dựng cánh đồng mẫu lớn chuyên canh cây mía. Nâng cấp và làm mới hơn 47 km đường trục xã, hơn 84 km trục đường thôn, làng và hơn 70 km đường giao thông nội đồng. 98% hộ được sử dụng điện lưới quốc gia. Y tế, giáo dục được đầu tư từ cơ sở vật chất đến chất lượng, 13/13 xã có trạm y tế đạt chuẩn, trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường đạt 98,5% và huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt gần 17 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2013 còn 33,61% (giảm 12,27% so với năm 2011)…

Những chuyển biến căn bản

 

Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của tỉnh, sự cố gắng và quyết tâm của các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp xã và sự đồng thuận của người dân chung sức thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, tỉnh Gia Lai đã có 5 xã đạt 19/19 tiêu chí, 3 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí, 32 xã đạt 10 đến 14 tiêu chí, 116 xã đạt 5 đến 9 tiêu chí, 29 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Ngay sau khi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được triển khai, Ban Chỉ đạo tỉnh xác định công tác xây dựng cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng nhất để cải tạo bộ mặt nông thôn và tạo đà phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh. Theo đó, toàn tỉnh làm mới được hơn 196 km đường trục xã, nâng cấp và cải tạo 690 km đường giao thông nông thôn; nâng cấp và xây mới 17 công trình thủy lợi, kiên cố hóa hơn 94 km kênh mương; làm mới 94 km đường dây điện và nâng cấp 141 km đường dây điện trung thế, hạ thế; nâng cấp và xây mới 12 trường học; xây dựng 6 nhà văn hóa xã và 54 nhà văn hóa, khu thể thao thôn, làng.

Bên cạnh việc tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, việc hỗ trợ phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn cũng được các cấp, các ngành chú trọng. Sau 3 năm đã có 17.130 người dân được tham gia các lớp đào tạo nghề và đã có 9.364 người có việc làm sau khi được học nghề; 5.298 người tham gia các lớp chuyển giao khoa học-kỹ thuật nông nghiệp; hơn 250 mô hình phát triển sản xuất, chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi phát huy hiệu quả. Hiện toàn tỉnh phát triển kinh tế với các cây trồng chủ lực như: 35.000 ha cây mía cung cấp chính cho 2 nhà máy đường trên địa bàn, 52.650 ha bắp, 55.227 ha mì cung cấp đủ nguyên liệu cho 4 nhà máy chế biến với công suất 66.000 tấn tinh bột/năm, 105.000 ha cây cao su, 78.030 ha cà phê, 13.000 ha tiêu, 17.800 ha điều, 17.378 ha đậu các loại… Cùng với đó, chăn nuôi gia súc cũng được người dân chú trọng lai cải tạo giống. Hiện tổng đàn bò toàn tỉnh trên 350.000 con (đứng thứ 2 toàn quốc), 400.000 con heo (heo lai chiếm hơn 60%). Thu nhập bình quân đầu người liên tục được tăng lên, nếu như năm 2010 thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 9,5 triệu đồng/năm thì đến nay đã tăng lên hơn 14,6 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 17,23%.

Các lĩnh vực y tế, giáo dục, quốc phòng-an ninh cũng được đầu tư đồng bộ. Hiện 67/185 xã đạt chuẩn nông thôn mới về tiêu chí y tế; cơ sở vật chất, hệ thống trường học từng bước được đạt chuẩn và nâng cao chất lượng, 66/185 xã đạt chuẩn về giáo dục; gần 82% hộ dân được sử dụng nước sạch; hệ thống chính trị-xã hội được củng cố tăng cường; an ninh khu vực nông thôn được giữ vững; tổng kinh phí đầu tư xây dựng nông thôn mới hơn 4.973 tỷ đồng…

Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm