Bài 1: Phương án giao khoán “vừa cứng, vừa mềm”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Với phương án giao khoán mới, từ quyền lợi cho đến thành quả lao động của hơn 300 công nhân Công ty Cà phê Đak Đoa bị doanh nghiệp này “bóp nghẹt” và phụ thuộc gần như hoàn toàn vào vườn cây, thời tiết, sâu bệnh… Những bức xúc của công nhân lên đến đỉnh điểm khi Ban giám đốc lẳng lặng xây dựng phương án giao khoán mới, lập tờ trình đề nghị Tổng Công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe) phê duyệt. Hệ luỵ từ cách lập phương án giao khoán mới này khiến hàng trăm công nhân chỉ còn đứng giữa 2 lựa chọn…

“Quên mình” ký hợp đồng giao nhận khoán hay… thất nghiệp?

Dựa vào văn bản số 110/QĐ-HĐTV của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe) về việc hướng dẫn các doanh nghiệp thành viên xây dựng phương án khoán theo tinh thần Nghị định 135/CP của Chính phủ, hơn 6 tháng qua, Ban Giám đốc Công ty Cà phê Đak Đoa không bàn bạc, trao đổi cùng công nhân mà lẳng lặng xây dựng phương án giao khoán trình Tổng Công ty phê duyệt bất chấp phản ứng của hàng trăm công nhân nhận khoán tại 6 đội sản xuất.

 Nguyễn Xuân Nho, công nhân đội sản xuất số 4 bức xúc bên những lô cà phê sâu bệnh, năng suất thấp trước phương án giao nhận khoán mới của Công ty cà phê Đak Đoa. Ảnh: Thanh Luận
Ông Nguyễn Xuân Nho, công nhân đội sản xuất số 4 bức xúc bên những lô cà phê sâu bệnh, năng suất thấp trước phương án giao nhận khoán mới. Ảnh: Thanh Luận
Theo phương án giao- nhận khoán sản xuất cà phê, cao su giai đoạn 2011-2015, Công ty Cà phê Đak Đoa giao khoán 320,73ha cà phê kinh doanh cho hơn 300 công nhân. Vẫn với năng suất giao nhận khoán cố định như phương án giao khoán cũ, được Ban Giám đốc, người lao động trong doanh nghiệp này tạm gọi là “giao khoán cứng” là 11.300kg quả tươi/ha/năm, phương án giao nhận khoán sản xuất cà phê lần này được Ban Giám đốc doanh nghiệp giải thích bằng tên gọi khá mở là phương án giao khoán “vừa cứng, vừa mềm”, được xây dựng trên tinh thần đảm bảo hài hoà lợi ích giữa bên giao khoán- bên nhận khoán, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo… Nhưng trên thực tế, phương án giao- nhận khoán sản xuất cà phê trong 5 năm từ 2011-2015 của Công ty Cà phê Đak Đoa là một phương án giao khoán theo kiểu bóc lột đến tận gốc công sức lao động, các chính sách hỗ trợ lao động của hàng trăm công nhân, tận thu cho doanh nghiệp.

Trao đổi với chúng tôi, anh Hồ Văn Cơ, công nhân đội sản xuất số 6, Công ty cà phê Đak Đoa cho biết: Khi lập phương án giao khoán, ban giám đốc không hề cho công nhân biết họ đang xây phương án mà chỉ cho chúng tôi biết phương án này khi đã được ông Đoàn Đình Thiêm, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Công ty cà phê Việt Nam (Vinacafe) phê duyệt qua quyết định 405/QĐ-HĐTV ngày 19-7-2011. Vì vậy, khi nghe Đội trưởng đọc phương án giao khoán mới công nhân như té ngửa: chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận ký vào hợp đồng giao nhận khoán bị thiệt thòi đủ đường hay… không ký đồng nghĩa với việc chúng tôi sẽ thất nghiệp, đói nghèo v.v…

Phương án giao khoán “vừa cứng, vừa mềm”

Trong phương án giao- nhận khoán sản xuất cà phê trong 5 năm từ 2011-2015 của Công ty cà phê Đak Đoa, người nhận khoán có trách nộp khoán 7.286kg quả tươi/ha/năm. Những tưởng đây là phương án khoán mới đảm bảo hài hoà lợi ích cho doanh nghiệp và người lao động, bên giao khoán và bên nhận khoán cùng đầu tư, sản phẩm phân phối mỗi bên được hưởng theo tỷ lệ tương ứng với tiền vốn và công sức mỗi bên đóng góp nhưng không phải vậy. Người lao động tham gia nhận khoán theo phương án này buộc phải chấp nhận tự trả lương cho mình, tự nộp chế độ về chính sách bảo hiểm, tự dưng mang thêm một khoản nợ lên đến 22 tỷ đồng và quan trọng nhất là chấp nhận đánh đố với những rủi ro bất thường từ thiên nhiên, sâu bệnh…

Anh Nguyễn Xuân Nho, công nhân đội sản xuất số 4 bức xúc: “Trong phương án giao khoán trước đây, chúng tôi nhận khoán 11.300kg quả tươi/ha/năm đã là quá sức đối với những diện tích cà phê chất lượng kém, sâu bệnh, thời tiết không thuận lợi… hàng chục công nhân không đủ nộp khoán sản nên bị trừ lương, nợ nần nối tiếp nhau. Nhưng lúc đó dù nhiều công nhân không may được phân lô cà phê năng suất, chất lượng kém gặp rất nhiều khó khăn, thiếu sản lượng đóng khoán nhưng bù lại họ được trả lương công nhân, thực hiện các chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…Nhưng với phương án giao khoán mới theo kiểu “vừa cứng, vừa mềm” này, Ban giám đốc Công ty cà phê Đak Đoa đã đánh đồng mỗi ha người nhận khoán phải nộp là 7.286kg quả tươi cũng như không nhận được lương công nhân, thưởng khi vượt khoán và tự mình đóng bảo hiểm cho mình, tự mang một khoản nợ 22 tỷ từ Công ty cà phê Ia Sao…

Công nhân phản đối phương án giao nhận khoán mới của Công ty cà phê Đak Đoa, Tổng Công ty cà phê Việt Nam. Ảnh: Thanh Luận
Công nhân phản đối phương án giao nhận khoán mới của Công ty cà phê Đak Đoa, Tổng Công ty cà phê Việt Nam. Ảnh: Thanh Luận
Được biết, ngoài việc bị bóp chẹt ngay cả các chính sách bảo hiểm theo Luật Lao động, chịu lãi suất ngân hàng khi ứng lương, đánh đồng các diện tích nhận khoán bất chấp rủi ro, hàng trăm công nhân Công ty cà phê Đak Đoa còn chịu một khoản nợ trên trời do Công ty cà phê Ia Sao chuyển sang với số tiền lên đến 22 tỷ đồng! Điều kỳ lạ là trong phương án giao khoán mới này, Ban giám đốc Công ty cà phê Đak Đoa, Tổng Công ty cà phê Việt Nam còn đưa 30% lãi khoản nợ này vào tổng hợp chi phí sản xuất cho 1 ha cà phê kinh doanh mà công nhân nhận khoán. Như vậy, mỗi công nhân nhận khoán theo phương án “bỗng dưng mang nợ” và phải có trách nhiệm đóng hơn 4 triệu đồng/năm tiền lãi suất khó hiểu này khi nhận khoán.


Thanh Luận-Thanh Sơn
(còn nữa)


Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.