Bài 1: Nóng từ đầu vụ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tình trạng tranh mua mía nguyên liệu tại vùng Đông Nam tỉnh Gia Lai giữa các nhà máy đường trong khu vực đang diễn ra rất quyết liệt dù mới chỉ vào đầu vụ ép. Không chỉ cây mía, việc tranh mua bông vải tại huyện Kông Chro giữa thương lái và nhà máy chế biến bông vải cũng đang diễn ra hết sức gay go.
Bước vào vụ ép 2010-2011, vùng nguyên liệu mía của Công ty Mía đường-Nhiệt điện Gia Lai tại các huyện Phú Thiện, Ia Pa, thị xã Ayun Pa…  được Công ty đầu tư 47 tỷ đồng phát triển diện tích 5.540 ha, đảm bảo cho nhà máy hoạt động công suất 2.500 tấn/ngày.
Đặc biệt, trong vụ ép năm nay giá đường trên thị trường liên tục tăng cao và dao động ở mức xấp xỉ 20.000 đồng/kg, khiến các nhà máy mua mía cây tại ruộng cũng tăng so với nhiều năm trở lại đây. Hiện tại, Công ty mua với mức giá được bảo hiểm thấp nhất là 900.000 ngàn đồng/tấn, chưa kể tiền vận chuyển về tới nhà máy. Điều này không chỉ giúp người trồng mía có lãi cao mà nhà máy cũng có lợi.
Mía về nhà máy. Ảnh: N.D
Mía về nhà máy. Ảnh: N.D
Tuy nhiên, mọi việc lại không được như vậy. Từ đầu tháng 12 đến nay, vùng nguyên liệu của Công ty đã bị các nhà máy trong khu vực lên tranh nhau mua từng ngày dù mức giá chỉ có thể ngang bằng hoặc thấp hơn giá của Công ty!-mà mục đích của người trồng mía là trốn tránh việc trả nợ tiền đầu tư.
Thống kê sơ bộ từ đầu vụ ép đến nay vùng nguyên liệu mía Đông Nam tỉnh đã bị các nhà máy khác mua trên 91 xe với gần 3.000 tấn mía cây chở ra khỏi địa bàn đã đầu tư. Điều này gây nhiều bức xúc cho Công ty cổ phần Mía đường-Nhiệt điện Gia Lai trước việc tranh mua lén lút, thiếu lành mạnh, trái với Quyết định 80/2002/TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ của các nhà máy tại vùng nguyên liệu của mình.
Ông Nguyễn Văn Lừng- Phó Tổng Giám đốc Công ty bức xúc: Từ trước đến nay vùng nguyên liệu luôn được nhà máy đầu tư ổn định để đáp ứng nhu cầu chế biến theo công suất thiết kế và được Hiệp hội Mía đường Việt Nam đánh giá là vùng nguyên liệu đầu tư ổn định nhất so với các vùng khác trong cả nước. Tuy nhiên,  thời gian qua một số nhà máy như: Nhà máy Đường Bình Định, Vạn Phát (Phú Yên)… liên tục lén lút tranh mua trái phép trong vùng nguyên liệu của Công ty đã đầu tư phát triển từ nhiều năm qua. Điều này khiến Công ty hết sức lo lắng trước nguy cơ thiếu nguyên liệu trong thời gian tới, vì đây mới chỉ là giai đoạn đầu vụ chưa kể Nhà máy Đường Kon Tum luôn hướng vào vùng nguyên liệu này vào giai đoạn giữa vụ.
Việc tranh mua sẽ dẫn đến sự “bội ước” của nông dân với nhà máy khi khoản nợ 1 tỷ đồng từ vụ ép 2009-2010 vẫn chưa được nông dân giải quyết xong. Đặc biệt là tình trạng “mía cháy” bất thường xảy ra từ nhiều năm qua gây bức xúc cho nhà  máy  cũng  như  người  trồng  mía (đã có trên 22 ha mía bị cháy tại huyện Phú Thiện)! Trước tình trạng này Công ty đang làm các công văn gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hiệp hội Mía đường Việt Nam và UBND tỉnh Gia Lai nhờ can thiệp giúp đỡ để đảm bảo vùng nguyên liệu cho nhà máy hoạt động.
Mặc dù trước vụ ép mới 2010-2011, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có Công văn số 3543/BNN-CB yêu cầu các nhà máy đường ký cam kết không tranh mua vùng nguyên liệu của các nhà máy khác, UBND tỉnh Gia Lai cũng đã có Công văn số 3698/UBND-NL yêu cầu các sở, ban ngành liên quan và các huyện, thị xã có vùng nguyên liệu mía chỉ đạo các nhà máy đường chấp hành việc đầu tư mua nguyên liệu mía theo đúng Quyết định 80/2002/TTg. Tập trung kiểm tra xử lý các Công ty, nhà máy cố tình tranh chấp mua nguyên liệu của các nhà máy khác.
Các địa phương cần xử lý việc tranh mua, tranh bán tại địa phương mình sao cho hợp lý. Đặc biệt, các sở, ngành liên quan và các nhà máy đường Bình Định, An Khê cũng đã ký cam kết không cạnh tranh vùng nguyên liệu của nhau. Tuy nhiên, xem ra sự chỉ đạo này vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ và thiệt hại lớn nhất vẫn là Công ty cổ phần Mía đường- Nhiệt điện Gia Lai khi vùng nguyên liệu đang bị cạnh tranh không lành mạnh của các nhà máy khác.
Diệp Khoa

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.