Bài 1: Nơi thịt xương của tổ tiên ở lại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đối với ngư dân đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), ngư trường Hoàng Sa không chỉ là “nồi cơm” đã nuôi sống hơn 10 đời người dân huyện đảo, mà đó còn là nơi mà tổ tiên của họ đã gửi lại thịt xương trong khi đi làm nhiệm vụ cắm mốc xác định chủ quyền, đo đạc thủy trình vùng biền Hoàng Sa cách đây hàng trăm năm.
Bởi đó, Hoàng Sa luôn là “máu thịt” của ngư dân huyện đảo Lý Sơn.  
Những người lính Hoàng Sa đầu tiên
Trong những ngày biển Đông “dậy sóng” do tàu Hải Dương 8 và một số tàu hộ tống của Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, lòng ông Nguyễn Quốc Chinh (66 tuổi), Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải (huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi), không lúc nào là không đau đáu nghĩ về Hoàng Sa, vùng biển mà những bậc tiền hiền của đảo Lý Sơn đã vĩnh viễn nằm lại trong khi làm nhiệm vụ cắm mốc chủ quyền và đo đạc thủy trình  do triều đình sai đi cách đây hàng trăm năm.
 
Ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải, trò chuyện với PV.
Theo ông Chinh, đến đời ông đã là đời thứ 10 từ khi những cư dân đầu tiên từ đất liền ra Lý Sơn lập nghiệp, tính đến nay đã là 415 năm. Theo tiền nhân kể lại, vào khoảng cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, có 7 ngư dân làng An Vĩnh và 8 ngư dân làng An Hải trong đất liền dong thuyền buồm vượt cửa Sa Kỳ ra đảo Lý Sơn sinh cơ lập nghiệp. 7 ngư dân làng An Vĩnh định cư ở phía Tây, 8 ngư dân làng An Hải định cư ở phía Đông của đảo Lý Sơn, lập nên phường An Vĩnh và phường An Hải của huyện đảo Lý Sơn sau này.
Tại thời điểm này, những vị tiên đế của đất Việt đã có tầm nhìn chiến lược về biển, nên đã cho thành lập đội Hoàng Sa với nhiệm vụ thay phiên nhau đi làm nhiệm vụ trên vùng biển Hoàng Sa. Lịch sử về đội Hoàng Sa được ghi chép khá nhiều trong các thư tịch dưới triều  Lê và triều Nguyễn. Ví như sách “Toàn tập Thiên Nam Tứ Chi Lộ đồ thư” của Đỗ Bá và “Phủ Biên Tạp Lục” của Lê Quý Đôn. Trong 2 thư tịch cổ nói trên đều ghi lại: Chúa Nguyễn lập nên đội Hoàng Sa, phiên chế gồm 70 người, lấy người ở xã An Vĩnh bổ sung, có 1 đội trưởng chỉ huy.
Đội Hoàng Sa chịu sự điều hành của Bộ Công, thậm chí có khi nhà vua trực tiếp chỉ thị những việc hệ trọng. Ví như vua Gia Long sai Phạm Quang Ảnh dẫn đội Hoàng Sa ra đo đạc thủy trình ở quần đảo Hoàng Sa. Hoạt động của đội Hoàng Sa được các sử gia thời Chúa Nguyễn, triều Nguyễn ghi chép liên tục, rõ ràng, điều đó cho thấy vai trò của đội Hoàng Sa rất được triều đình coi trọng. Những người lính Hoàng Sa được miễn thuế sưu dịch, thuế nông nghiệp. Đội trưởng Hoàng Sa còn phụ trách cả đội Bắc Hải để kiểm soát các đảo Trường Sa, Côn Lôn và vùng vịnh Thái Lan.
Ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải (huyện Lý Sơn), chia sẻ: “Theo những bậc tiền nhân kể lại, thuở đầu, đội Hoàng Sa chỉ được Chúa Nguyễn chiêu mộ từ dân của xã An Vĩnh và xã An Hải của phủ Bình Sơn trên đất liền và dân của phường An Vĩnh và phường An Hải trên đảo Lý Sơn. Về sau, vào đầu triều Nguyễn, đội Hoàng Sa chỉ còn dân của phường An Vĩnh và phường An Hải của đảo Lý Sơn tham gia”.  
Nhiệm vụ quyết tử
Tại đảo Lý Sơn, định suất 70 người trong đội Hoàng Sa do triều đình quy định được chia đều cho 7 dòng họ phường An Vĩnh và 8 dòng họ phường An Hải. Dòng họ có nhiều lính Hoàng Sa nhất là dòng họ Võ, Phạm, Nguyễn ở phường An Vĩnh và dòng họ Mai ở phường An Hải. Triều đình miễn cho những trưởng tộc của dòng họ, chi phái, con trai trưởng trong gia đình không phải đi lính Hoàng Sa. Bởi, nhiệm vụ của người lính Hoàng Sa rất nguy hiểm, có ngày đi mà không có ngày trở lại. Hiện họ Võ ở xã An Vĩnh còn có cả khu mộ gió chôn tưởng niệm những người con của dòng họ đi lính Hoàng Sa không về. Khu mộ này hiện nằm ở xóm Tò Vò, thôn Tây.
 
Tượng đài Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải tại đảo Lý Sơn.
Hàng năm, cứ đến tháng 3 âm lịch là đội Hoàng Sa nhận nhiệm vụ. Mỗi người lính được triều đình cấp cho 6 tháng lương thực, toàn đội triển khai đội hình trên 5 chiếc ghe bầu, mỗi ghe đi 14 người. Hành trang của mỗi người lính Hoàng Sa còn có 1 đôi chiếu, 7 đòn tre, 7 sợi dây mây dài và 1 thẻ bài bằng tre khắc rõ danh tánh, bản quán, phiên hiệu. Để nếu bị tử nạn trên biển thì những người sống lấy chiếu bó xác, lấy đòn tre nẹp chung quanh, dùng dây mây buộc chắc chắn, sau đó thả xác người tử nạn trôi trên biển với hy vọng xác sẽ được sóng biển đưa về đảo Lý Sơn mà không bị cá ăn.
Sau 3 ngày 3 đêm cật lực chèo những chiếc ghe bầu mới đến được đảo Hoàng Sa. Tại đây, những người lính Hoàng Sa ngày ngày lặn xuống biển để lượm những đồ vật quý do các thuyền buôn của nước ngoài bị chìm, bỏ lại như: Hoa bạc, tiền bạc, đồ đồng, thiếc khối, chì đen, súng, ngà voi, sáp ong vàng, đồ chiêm dạ, đồ sứ; đồng thời săn những hải sản và hải vật quý đẹp như: Đồi mồi, hải sâm cùng các loại ốc có vỏ đẹp.
Đến tháng 8, đội lính Hoàng Sa quay về bờ, cập thuyền vào cửa Eo, (cửa Thuận An bây giờ) rồi về kinh thành Phú Xuân dâng lên triều đình những vật dụng đã săn lượm được.
Những người lính Hoàng Sa còn có nhiệm vụ quan trọng hơn là cắm mốc chủ quyền trên đảo Hoàng Sa. Cụ Phạm Thoại Tuyền (75 tuổi) ở thôn Đông, xã An Vĩnh, hậu duệ của Phạm Hữu Nhật, nhân vật được cho là người đầu tiên cắm cột mốc chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, không khỏi tự hào khi dẫn lại sử sách nói về chiến công của tổ tiên.
Theo cụ Tuyền, vào năm Minh Mạng thứ 14 (1833), vua chỉ thị cho Bộ Công chuẩn bị việc phái người ra dựng bia chủ quyền ở Hoàng Sa. Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ, quyển 165 chép rằng, từ năm Minh Mạng thứ 17 (1836), Bộ Công tấu vua hàng năm cử người ra Hoàng Sa cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền và đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ. Vua Minh Mạng phê trong bản tấu của Bộ Công rằng: Mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ dài 4,5 thước, rộng 5 tấc, dày một tấc làm cột mốc.
Phạm Hữu Nhật được chọn phụng mệnh vua đi khẳng định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Phạm Hữu Nhật mang theo 10 bài gỗ làm dấu mốc, trên mặt bài khắc chữ “Năm Minh Mạng thứ 17, năm Bính Thân, thủy quân chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật vâng mệnh ra Hoàng Sa, xem xét, đo đạc, đến đây lưu dấu để ghi nhớ…”.
 
Mô hình chiếc ghe ngày xưa đội Hoàng Sa dùng để ra đảo Hoàng Sa cắm mốc chủ quyền, đo đạc thủy trình và săn lượm sản vật quý.
Ngày nay, trong câu chuyện truyền đời của dòng họ Phạm Văn ở xã An Vĩnh, đó là những chuyến ra khơi hùng tráng của những người lính Hoàng Sa, mà chính tổ tiên của dòng họ là Chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật dẫn đầu.
“Năm ấy, Bộ Công tâu lên vua Minh Mạng mấy câu “Bổn quốc hải cương Hoàng Sa, tối thị hiểm yếu”, có hàm ý nói lên vai trò quan trọng của quần đảo Hoàng Sa đối với đất nước. Do đó, vua Minh Mạng mới xem trọng việc lập đội hùng binh Hoàng sa đi xác lập chủ quyền ngay từ thời đó. Ngoài làm nhiệm vụ thu lượm sản vật, cắm mốc và dựng bia chủ quyền, những người lính Hoàng Sa còn xây miếu, dò để biết biển chỗ nào nông, chỗ nào sâu, rồi trồng cây trên đảo để làm ám hiệu cho những chiếc thuyền ra Hoàng Sa sau này biết mà tránh khỏi bị mắc cạn”, cụ Phạm Thoại Tuyền nói.
“Những chuyến biển vượt sóng dữ bằng những chiếc ghe bầu bé tẹo đã khiến đội lính hoàng Sa thường xuyên gặp nguy hiểm, nhiều người đã không trở về.
Do đó, hiện nay ngư dân đảo Lý Sơn có thông lệ cứ vào mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm và trước Tết, họ lấy cát được hốt từ đáy biển ngư trường Hoàng Sa để thay vào các lư hương thờ các vị tiền hiền của các dòng tộc, để tưởng nhớ những người lính đã bỏ mạng ngoài Hoàng Sa khi đi làm nhiệm vụ.

Họ nghĩ, trong cát ấy có xương thịt của các bậc tiền nhân, nhằm nhắc nhở con cháu sau này phải đồng lòng kiên tâm giữ gìn biển đảo của Tổ quốc”, ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải.

Vũ Đình Thung (Nông nghiệp Việt Nam)

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.