Bài 1: Một thoáng Pakse

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chúng tôi khởi hành chuyến du lịch bụi (còn gọi là phượt) vào khoảng đầu hạ. Điểm đến là Lào, Thái Lan và Campuchia, ba quốc gia gần với Việt Nam. Chúng tôi nuôi ước vọng tự cảm nhận và phát hiện những vẻ đẹp, có thể còn thô mộc của vùng đất mới, không phải bằng những bước chân “cỡi ngựa xem hoa” vội vã của các chương trình tour định sẵn.

Khởi đầu luống cuống

Chúng tôi đến Lào theo đường 14, qua cửa khẩu Bờ Y (tỉnh Kon Tum). Hai bên đường thỉnh thoảng xuất hiện vài ngôi nhà sàn trong khoảng xanh thẫm rộng lớn. Bác tài xế bảo chừng mươi năm trước thì còn rừng nhiều, giờ dần mất đi. Tôi thấy tiếc cho những cánh rừng như thế này sẽ bị mất đi vĩnh viễn. Xuyên suốt tỉnh Attapeu chỉ thấy lưa thưa nhà, lưa thưa người. Xe máy chạy trên đường thì hầu như không có biển số. Hỏi ra mới biết, làm biển số rất đắt mà đi như vậy cũng không bị cảnh sát giao thông thổi phạt.

 

Xe tuk tuk ở Lào. Ảnh: L.V.T
Xe tuk tuk ở Lào. Ảnh: L.V.T

Chúng tôi đến Pakse lúc 9 giờ tối, trễ mất 4 tiếng đồng hồ vì xe bị hư dọc đường. Pakse đêm. Người đã vơi, chỉ còn một dãy hàng ăn bán suốt đêm. Chúng tôi vào khách sạn Chăm Pa dợm giá và được biết khoảng 80.000 kip/phòng rẻ nhất và không cho cả nhóm chung một phòng. Đang loay hoay tìm nơi khác thì gặp một nhóm người Việt (nguyên một dãy phố người Việt nhưng chỉ còn vài người thức) chỉ đến Phúc Thịnh, khách sạn của người Việt.

10 phút sau, con trai chủ khách sạn, nói tiếng Việt lơ lớ, chừng 15, 16 tuổi, lái ô tô ra đón. Hỏi chuyện, nhưng cậu trả lời câu được câu mất, vì không hiểu tiếng Việt và cậu nói cậu chỉ về Việt Nam được có một lần. Mất 5 km, về tới nơi thì rất ngậm ngùi vì đã bị cò dắt mối, điều kiện thua khách sạn Chăm Pa nhưng giá y vậy. Chúng tôi vẫn phải thuê hai phòng. Chị phục vụ người miền Tây, qua Lào chưa hết tháng thứ ba; kiêm cả nấu ăn, dọn dẹp nhà, phòng nghỉ của khách mà lương vỏn vẹn chỉ có 3 triệu đồng/tháng.

Ở quê lương thấp, tưởng qua đây đỡ ai ngờ cũng vậy, em à-chị nhìn qua mái tóc bết mồ hôi, nói. Chúng tôi hỏi chị mới biết, để bắt xe đi Ubon Ratchathani thì ở khách sạn Chăm Pa sẽ tiện hơn. Sáng hôm sau trả phòng, chúng tôi được chú lễ tân người Việt mới qua làm được hai tháng tặng thêm cho bốn chai nước để đi đường.

 

Ảnh: Lê Vi Thủy
Ảnh: Lê Vi Thủy

Đi bộ được khoảng 2 km thì bắt được tuk tuk để vào trung tâm. Thỏa thuận với tài xế tới khách sạn Chăm Pa và vào trung tâm Pakse là 80.000 kip/4 người (khoảng 200.000 đồng) nhưng tài xế chỉ chở tới khách sạn Chăm Pa. Ngôn ngữ bất đồng nên chúng tôi đành để người lái xe đi, vì trên xe còn khá nhiều người đang vội. Chúng tôi vào khách sạn thuê phòng rồi lọt tọt đi bộ vào trung tâm. May mắn là trung tâm cách khách sạn chỉ hơn 1 km.

Chợ Pakse và những hương vị lạ

Pakse tọa lạc tại hợp lưu của hai con sông Xedone và sông Mekong; là cửa ngõ vào cao nguyên Bolovens. Pakse từng là kinh đô của Vương quốc Champasack, một trong 3 vương quốc lập ra từ đế quốc Lan Xang (Triệu Voi) với Luang Prabang phía Bắc và Vientiane ở miền Trung Lào.  Năm 1946, vương quốc Lào được thành lập, Pakse trở thành tỉnh lị của tỉnh Champasack.  

Sầm uất nhất là chợ Pakse. Vào chợ, chúng tôi gặp rất nhiều người Việt Nam sinh sống, nói toàn tiếng Việt khiến chúng tôi tưởng đang ở Việt Nam. Người Việt sinh sống ở đây khá đông, chủ yếu là người miền Trung, có hai nhóm chính. Nhóm Việt kiều qua đã lâu, kinh doanh những ngành nghề cao cấp như vàng bạc đá quý, nữ trang, đồ lưu niệm… Nhóm còn lại, kinh doanh những mặt hàng ít vốn như quần áo, giày dép, trái cây, quà vặt…

Món ăn ở Lào chủ yếu là đồ nướng, trứng nướng, gà nướng, sườn nướng, cá nướng… có thể ăn kết hợp với xôi, một món ăn đặc trưng không thể thiếu của người Lào nên mới có câu “ Xôi nếp nước trong sẵn sàng chia bạn đói”. Món phở thì có cọng to hơn cọng hủ tiếu ở Việt Nam, được ăn kèm với bắp sú, rau thơm và đậu cô ve hoặc đậu đũa. Lạ nhất là đậu cô ve sống ăn kèm với mắm ruốc, ban đầu tôi và các bạn thử nhưng hăng không chịu nổi, nhai một lúc thì có vị ngọt của mắm và vị hăng hắc của đậu tạo nên hương vị lạ lạ. Tuy vậy không ai dám ăn nhiều vì sợ đau bụng. Nếu muốn tìm quán ăn rẻ thì nên vào chợ, vì ở đây có nhiều món và giá khá mềm.

Chúng tôi tình cờ quen hai thanh niên người Việt, quê Hà Tĩnh khi vào quán nước. Nghe nói tiếng Việt, chúng tôi mừng rỡ: “A! Người Việt Nam” khiến hai anh bật cười. Chúng tôi làm quen và nói chuyện rôm rả như pháo. Nghe kể bị lừa thì hai anh cười, hồi mới qua đây anh cũng vậy, giờ thì quen rồi. Người Lào hiền lắm, chắc do bất đồng ngôn ngữ thôi. Hai anh còn cho chúng tôi đi nhờ xe tải. Lần đầu tiên ngồi trên thùng xe, ai cũng cười tít mắt vì sự thú vị.

Chiều, chúng tôi thăm và đứng hóng mát trên cầu Hữu nghị Nhật-Lào bắc qua sông Mekong. Nhìn ngắm những người dân Lào thong dong đi tập thể dục, người thì chạy, người đi, tạo thành một nhịp nối đủ màu, vui mắt. Hoàng hôn ráng chiều pha màu cam tím đổ lênh loang phản chiếu mặt nước những khu nhà nghỉ dưỡng, khu resort cao cấp đang được xây dựng dọc bờ sông, càng làm cho khung cảnh trở nên yên bình và đẹp đến nao lòng.

Lê Vi Thủy

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.