Bài 1: Lợi dụng khuyến mãi giảm giá?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chưa đầy 2 tháng gần đây, các hãng xe khách tại Gia Lai liên tục đưa ra các thông báo giảm giá vé, khuyến mãi. Sẽ chẳng có gì đáng bàn nếu chỉ đơn thuần giá vé xe giảm là do tác động của thị trường nhiên liệu, mà vấn đề ở đây đã manh nha xuất hiện dấu hiệu của sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các hãng xe khi mà giá vé hạ thấp hơn giá thành.

Đua nhau giảm giá, khuyến mãi

Vào cuối tháng 8-2015, người dân Gia Lai khá vui mừng trước tin các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh điều chỉnh giảm giá cước theo giá xăng, dầu giảm. Trong đó, tuyến Gia Lai đi TP. Hồ Chí Minh được giảm mạnh và đều nhất, trung bình từ 20.000 đồng đến 30.000 đồng mỗi vé. Ở mức giảm này theo khảo sát của Sở Giao thông-Vận tải Gia Lai là tương đối phù hợp với mặt bằng chung so với các tỉnh trong khu vực. Như vậy, giá vé tuyến Pleiku-TP. Hồ Chí Minh tại thời điểm này khá hợp lý vừa đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị vận tải.

 

 

Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ đầu tháng 10-2015 đến nay, việc giảm giá, khuyến mãi đối với giá cước vận tải manh nha xuất hiện dấu hiệu bất thường khi Sở Giao thông-Vận tải liên tục nhận được thông báo thực hiện khuyến mãi, giảm giá cước vận tải của một số đơn vị kinh doanh vận tải khách trên địa bàn tỉnh, như: Doanh nghiệp tư nhân Bảy Lang, Công ty TNHH Vận tải Hồng Hải, Công ty TNHH Vận tải và Du lịch Thuận Tiến Gia Lai, Công ty cổ phần Thương mại-Dịch vụ Thuận Ý Gia Lai.

Đáng lưu ý là tuyến Gia Lai đi TP. Hồ Chí Minh có rất nhiều đơn vị thực hiện khuyến mãi giảm giá với các lý do theo kiểu “vô thưởng vô phạt” như “Nhân kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập công ty, tri ân khách hàng”… và tỷ lệ giảm giá khuyến mãi khá cao từ 20% đến 23%, thậm chí một số hãng hạ thấp hơn giá thành. Cụ thể, theo phân tích của một chuyên gia về lĩnh vực vận tải, thì tổng chi phí cho một chuyến xe tại thời điểm giá dầu là 12.845 đồng/lít thì tổng chi phí cho một chuyến là 16-17 triệu đồng. Nếu xe chạy hết công suất (cả hai chiều đi lẫn về là 78 giường) thì mỗi chuyến lợi nhuận của doanh nghiệp thu về dự kiến chỉ khoảng 1,3-1,5 triệu đồng. Khi doanh nghiệp thực hiện khuyến mãi giảm giá còn 200.000 đồng/vé, tức là mỗi chuyến doanh nghiệp phải chịu thiệt 3,9-4,6 triệu đồng. Đem nhân với tổng số ngày khuyến mãi thì con số lỗ của doanh nghiệp sẽ rất lớn. Còn với chương trình khuyến mãi giảm giá vé “cực sốc” chỉ còn 150.000 đồng-200.000 đồng/vé tuyến Pleiku-TP. Hồ Chí Minh của Hãng xe Hồng Hải thì khoản lỗ trên còn nặng hơn nhiều.

Không chỉ nhiều đơn vị kinh doanh vận tải hành khách cùng đua nhau giảm giá để cạnh tranh mà ngay cả các đơn vị taxi trên địa bàn cũng đang sử dụng phương án giảm giá để hòng thu hút khách hàng. Ngày 16-10, Hãng taxi Hùng Nhân quyết định giảm giá cước taxi từ 10% đến 20%, giá mở cửa còn 5.000 đồng (giá cũ 7.000 đồng); giá km tiếp theo đến km 30 giảm từ 13.500 đồng/km xuống còn 11.000 đồng/km (giảm 2.000 đồng/km); từ km số 31 trở đi giá cước cũng giảm xuống còn 9.000 đồng (giảm 2.000 đồng/km so với giá cũ). Chỉ ít ngày sau (ngày 23-10-2015) Hãng taxi Mai Linh Gia Lai cũng điều chỉnh giảm 10-15% và mức giá mở cửa chỉ còn 4.000 đồng đối với xe 4 chỗ và 5.000 đồng đối với xe 7 chỗ, những km tiếp theo và taxi hợp đồng đường dài cũng được đơn vị áp dụng giảm giá cước.

Đâu là nguyên nhân?

 

việc hoạt động trở lại của Sân bay Pleiku từ 1-9-2015 là những nguyên nhân khiến lưu lượng hành khách đi và đến thời gian qua giảm nhiều
Việc hoạt động trở lại của Sân bay Pleiku là những nguyên nhân khiến lưu lượng hành khách đi và đến thời gian qua giảm nhiều.

Chuyện cạnh tranh trên thương trường, đặc biệt là trong ngành vận tải không còn xa lạ. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh đẩy lên cao điểm và quyết liệt như thời gian gần đây tại thị trường vận tải Gia Lai tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bất ổn và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn.

Thông thường, vào những tháng  8, 9, 10 trong năm được xem là thời gian hoạt động thấp trong ngành vận tải hành khách, bên cạnh đó tình hình kinh tế khó khăn nên việc đi lại của người dân hạn chế, chưa kể việc hoạt động trở lại của Sân bay Pleiku từ 1-9-2015 là những nguyên nhân khiến lưu lượng hành khách đi và đến thời gian qua giảm nhiều. Theo thống kê từ Bến xe Đức Long Gia Lai thì lượng khách những tháng trên giảm khoảng 30% so với cùng kỳ các năm, không chỉ tuyến phía Nam mà tuyến đi các tỉnh phía Bắc cũng giảm đáng kể. Vì vậy, theo giới kinh doanh xe khách thì cho dù giá vé có giảm sâu thì lượng khách đi lại vẫn không tăng lên và việc giảm giá trên chỉ gây nên sự bất ổn thị trường.

Đặc biệt, thời gian qua Sở Giao thông-Vận tải đã thực hiện nghiêm cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phương tiện đưa vào kinh doanh, nhiều doanh nghiệp mới xuất hiện, lượng xe cũng tăng lên đáng kể. Trong đó, việc thực hiện Thông tư 63/2014/TT-BGTVT đã xỏa bỏ “khung giờ vàng” để các doanh nghiệp tự do đăng ký vào khung giờ có lưu lượng hành khách đi lại nhiều nhất nên không còn tình trạng độc quyền.

Rõ ràng, trước sức ép giảm giá trên, nhiều hãng vận tải khác trên địa bàn, nhất là những doanh nghiệp nhỏ rơi vào tình trạng “khóc dở, chết dở”. Ông Phạm Đình Tuy-Giám đốc Công ty TNHH Thương mại-Dịch vụ-Du lịch Gia Phúc cho biết: “Bình thường, một đêm đơn vị chạy 2-3 đầu xe, nhưng hiện chỉ chạy 1 xe, vậy mà có hôm xe chỉ lèo tèo chừng chục hành khách không đủ tiền trả lương cho anh em. Nếu cứ kéo dài tình trạng này sẽ tạo áp lực cho doanh nghiệp vì xe không thể ngừng chạy mà càng chạy càng lỗ. Doanh nghiệp khó khăn thật sự, nếu thêm vài tháng nữa sẽ “bứt”. Điều này không chỉ ảnh hưởng sự tồn tại của doanh nghiệp mà anh em lái xe cũng mất việc làm”.

Lê Lan

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm