Bài 1: Giá trị kinh tế trang trại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mô hình kinh tế trang trại đã giúp nhiều người trở thành triệu phú. Các chủ trang trại được tiếp thêm sức mạnh từ quỹ đất sản xuất dồi dào, chính sách đãi ngộ của Nhà nước thúc đẩy kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Gia Lai phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, làm thế nào để trang trại tiếp tục phát triển hãy còn là điều đáng bàn.
Trang trại hồ tiêu. Ảnh: Đức Thanh
Trang trại hồ tiêu. Ảnh: Đức Thanh
Chủ trang trại vườn- ao- chuồng Lê Minh Đức ở thôn Ia Klai, xã Ia Băng (huyện Đak Đoa) vắng nhà, nên tiếp chúng tôi là “bà chủ” Nguyễn Thị An. Vợ chồng bà An quê xã Thạch Bàn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), vào lập nghiệp tại thôn Ia Klai từ năm 1995. Hơn 15 năm lao động cật lực trên đồi cỏ tranh, gia đình bà mới tạo được ngôi biệt thự kiểu Thái nằm giữa trang trại cà phê rộng gần 5 ha có ao cá, chuồng trại chăn nuôi. Riêng vườn cà phê, bà không bán hạt khô, mà bán cà phê nhân để tăng giá trị, tận dụng vỏ làm phân bón.
Trang trại không lớn, nhưng công việc làm cỏ, bón phân, tưới nước, thu hoạch… kéo dài quanh năm, giải quyết việc làm cho vài chục lao động. Gọi là trang trại, nhưng cái gốc vẫn là làm nông nghiệp nên được hưởng sự đãi ngộ của Nhà nước, không phải nộp thuế. Thu nhập từ trang trại cao nên mấy năm qua gia đình bà và 69 hộ của thôn Ia Klai góp tiền kéo điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho cả thôn; đóng góp kinh phí làm đường bê tông xuyên qua đồng lúa ôm lấy quả đồi, hình thành tuyến giao thông mới Phú Thọ- Đồi Tranh- xã Ia Băng, rút ngắn thời gian đi lại cho nhân dân, tạo thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa; tổng kinh phí đầu tư kéo điện, làm đường hơn 1 tỷ đồng.

Toàn tỉnh hiện có 2.208 trang trại, trong đó có 2.050 trang trại trồng trọt, 4 trang trại lâm nghiệp, 79 trang trại chăn nuôi, 16 trang trại nuôi trồng thủy sản và 59 trang trại tổng hợp.

Tổng vốn đầu tư của 2.208 trang trại là 561 tỷ đồng. Tổng diện tích đất sử dụng phát triển kinh tế trang trại là 8.770 ha.

Giá trị sản lượng hàng hóa mỗi năm đạt 339,661 tỷ đồng. Tổng thu nhập hàng năm đạt gần 248 tỷ đồng. Giải quyết việc làm thường xuyên cho 6.731 lao động.

Do hiệu quả mang lại nên những năm gần đây, kinh tế trang trại phát triển mạnh. Đến thời điểm này, toàn tỉnh có 2.208 trang trại chuyên canh cây trồng, trang trại tổng hợp, tăng gần 4 lần so với năm 2005.
Các huyện phía Đông và Đông Nam tỉnh là “thủ phủ” của cây lâm nghiệp, cây trồng ngắn ngày kết hợp với chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Các huyện phía Tây nổi lên với trang trại cao su tiểu điền, cà phê, hồ tiêu. Nhà nước có chính sách miễn thuế sử dụng đất, thu hút đầu tư xây dựng cơ sở chế biến thu mua nông phẩm, cấp giấy chứng nhận trang trại, hỗ trợ tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống chất lượng cao vào sản xuất, chăn nuôi phù hợp yêu cầu tiêu thụ của thị trường.
Ông Từ Công Vinh, tổ 1, phường Sông Bờ (thị xã Ayun Pa) kể: Sau nhiều lần được Hội Nông dân, Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông thị xã tập huấn kỹ thuật, đưa đi tham quan mô hình trang trại nhiều nơi, ông quyết định đầu tư mở rộng trang trại tổng hợp trồng rau màu, thuốc lá, bắp lai, mía, nuôi heo, bò từ 2 ha lên 6 ha, thu nhập bình quân 370 triệu đồng/năm. 
Qua kết quả khảo sát của cơ quan chức năng, phần lớn các trang trại hiện nay có mức doanh thu từ 300 triệu đồng đến 400 triệu đồng hoặc lên đến hàng tỷ đồng/năm. Hầu hết các trang trại đều ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa nên quá trình phát triển, các chủ trang trại phải tìm cách mở đường, kéo điện, tạo nguồn nước phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt cho nhân dân trong khu vực, chung sức cùng chính quyền địa phương khắc phục một bước hạn chế về hạ tầng cơ sở của vùng nông thôn và chính sách xã hội. Bên cạnh đó, kinh tế trang trại đã trực tiếp giải quyết việc làm cho lao động trong và ngoài địa bàn.
Ông Đặng Ngọc Khôi- Trưởng ban Kinh tế- Xã hội (Hội Nông dân tỉnh) cho biết: Hầu hết các trang trại hiện nay sử dụng lao động mang tính thời vụ. Tối thiểu mỗi trang trại giải quyết việc làm 30-40 lao động, nhiều thì 60-70 lao động, thậm chí cả trăm lao động; tiền công bình quân 80.000 đồng/ngày, thời điểm chính vụ được trả 100-120 ngàn đồng/ngày. Với 2.208 trang trại mô hình kinh tế này đã giải quyết việc làm, tăng thu nhập đáng kể cho lao động địa phương, góp phần ổn định cuộc sống.
Quang Phương

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm