Bài 1: Còn đất, còn nước là còn nồi cơm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thủy điện đã phát điện. Ích lợi ai cũng thấy nhưng những hệ lụy do nó gây ra cũng đã nhãn tiền. Gần nhất là những thiệt hại do nhà máy xả lũ mới đây. Những tồn tại xung quanh dự án quan trọng này như trong một thông báo của cấp thẩm quyền là: “Chúng ta làm không kỹ nên hậu quả trong công tác đền bù, tái định cư, định canh cho người dân vẫn chưa hoàn thành”. Thông báo cũng khẳng định và nêu quyết tâm hành động: “Chúng ta phải có trách nhiệm với dân”.

Trời xế bóng chúng tôi đến làng tái định cư Groi, tổ dân phố 20, thị trấn Kbang, huyện Kbang. Phía trái và phải con đường, làng Groi 1, Groi 2 nằm cách nhau không xa. Xa hơn về phía trước mặt độ chừng cây số là đập Ka Nak chất ngất. Trên khoảng đất lồi lõm nhỏ xíu, hơn 90 ngôi nhà sàn mái tôn thấp tịt, xúm xít, chen lấn, chật chội với hơn 400 con người tá túc. Đúng là chen lấn vì hầu như chẳng tìm đâu ra một khoảng đất trống để làm vườn.
 

Người dân làng Groi đang bức xúc trước việc thiếu đất sản xuất. Ảnh: T.S
Người dân làng Groi đang bức xúc trước việc thiếu đất sản xuất. Ảnh: T.S

Tìm trưởng thôn, già làng (nhưng không thấy), trong khi nhiều người đang tụ tập uống rượu. Bok Vik-công an viên của làng cho biết: mùa này làng nghỉ. Với lại đang có đám ma (đám ma bé gái còn rất nhỏ). Nhưng dẫu gì thì thực tế, người làng đang sống dựa vào trợ cấp của thủy điện, do chưa được giải quyết đất sản xuất.

Trong làng đi ra mấy người phụ nữ lưng đeo gùi. Họ dừng lại khi nghe chúng tôi hỏi chuyện bok Vik. Đinh Hùng Việt (làng Groi 2) một chân bị liệt, phải dùng cây gỗ chống hỗ trợ di chuyển từ xóm dưới về, cũng dừng lại tham gia. “Không có đất, đất ngập hết rồi”-chỉ tay về phía con đập phía trước, một người phụ nữ cất tiếng. Theo lời Việt, làng vừa mất đất ở vừa mất đất rẫy. “Còn nước, còn đất là còn nồi cơm. Bây giờ thì không, đang sống nhờ nhà nước, sống nợ con buôn, 1 kg gạo nó tính thành 2”-Việt buông lời ngán ngẩm.

Công an viên tên Lộc từ đâu về kể thêm gia cảnh của Việt: “Thiệt hại của gia đình nó đã được bồi thường 35 triệu đồng, còn 18 triệu đồng hoa lợi thì chưa”. Cũng như nhiều gia đình trong diện thiếu đất sản xuất, gia đình Việt được hỗ trợ 15 kg gạo/tháng/nhân khẩu và 500 ngàn đồng. Cứ 3 tháng, Ban Quản lý dự án Thủy điện 7 thông qua Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Ka Nak cấp cho dân một lần. “Nhưng chẳng nhiều nhặn gì đâu. Đấy, hôm nay có người chết, mỗi bếp phải góp vào 500 ngàn đồng để làm đám ma. Người chết khổ, người sống cũng khổ quá!”-Vik bộc lộ.

Làm việc tại Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Ka Nak sau đó, một cán bộ ở đây cung cấp: trong năm 2013, công ty đã cấp tổng cộng 33.570 kg gạo cho 65 hộ (con số này khác với báo cáo của làng, có thể số hộ trong làng tăng lên do mới tách hộ). Để hỗ trợ cho dân, Ban Quản lý dự án Thủy điện 7 cũng đã làm việc với công ty tiến hành giao khoán quản lý bảo vệ 652 ngàn ha rừng với khoản chi trả 130,4 triệu đồng. Ngoài ra, bà con còn có nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng 43 triệu đồng, do công ty hỗ trợ. Việc chi trả tiền cho dân trên cơ sở danh sách được lập từ năm 2011.

Nhà, đất dành cho thủy điện nên nơi ở chật chội và thiếu đất sản xuất. Nhưng mà tiếc lắm, vì chỗ đất cao vùng lòng hồ còn chưa bị ngập, có thể trồng mì, bắp, vẫn còn cái ăn. Nhưng đường đi không có. Vòng sang Đak Smar thì xa hàng tiếng đồng hồ. Vậy là nhiều người “đánh đu” với số phận, cứ lên xuồng (chạy bằng máy cắt cỏ, phun thuốc sâu bé tí) để sang nơi đất cũ làm rẫy, bẫy chim. Không ít phụ nữ địu con đỏ hỏn đi theo. Ái ngại vô cùng, vì vùng ngập lòng hồ mênh mông, nhiều khi sóng to gió lớn.   

Không chỉ khổ vì thiếu đất sản xuất, làng Groi còn cực bởi thiếu nước sinh hoạt. Không xa nơi chúng tôi ngồi hỏi chuyện là chiếc bồn lớn bằng i nốc đặt trên giàn cao có nhiệm vụ cấp nước, lấy từ giếng khoan gần đấy. Nhưng bok Vik cho biết: nước này chỉ để tắm rửa, giặt giũ, đun sôi để nguội bao giờ cũng có một lớp váng dày bên trên, mùi lại hôi. Bà con chủ yếu lấy nước ở các khe suối để làm nước ăn. Không hẹn mà gặp, một thanh niên người Kinh từ trong làng ra mang theo một vỏ bình nước uống-cho biết: đem trả vỏ bình này và mua bình nước khác về dùng.    

Thất Sơn-Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).