Bác sĩ Vũ Hán da đổi màu đen sạm vì nhiễm virus corona đã qua đời, dân mạng Trung Quốc nổi giận

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau 4 tháng chống chọi với bệnh tật, bác sĩ Hu Weifeng của Bệnh viện trung tâm Vũ Hán, đồng nghiệp của cố bác sĩ Lý Văn Lượng, đã qua đời ngày 2-6. Cái chết của ông gây phẫn nộ trên mạng xã hội Trung Quốc.

 

 Bác sĩ Hu Weifeng bị nhiễm virus corona từ hồi tháng 1 - Ảnh chụp màn hình
Bác sĩ Hu Weifeng bị nhiễm virus corona từ hồi tháng 1 - Ảnh chụp màn hình


Theo Đài BBC, bác sĩ Hu Weifeng - chuyên gia về tiết niệu, xuất hiện trên báo hồi tháng 3 khi da ông đổi màu đen sạm vì nhiễm COVID-19. Biến chứng này xảy ra do gan ông mất chức năng trong quá trình điều trị.

Bác sĩ Hu nhiễm virus từ hồi tháng 1 năm nay khi đang làm việc trong Bệnh viện trung tâm Vũ Hán, cùng nơi với bác sĩ Lý Văn Lượng đã qua đời. Sức khỏe ông có cải thiện hồi giữa tháng 3, tuy nhiên đến cuối tháng 4 lại bị biến chứng xuất huyết não.

Chống chọi đến đầu tháng 6 thì vị bác sĩ không qua khỏi. Nguyên nhân chính xác gây ra cái chết của ông chưa được công bố. Tờ Thời Báo Hoàn Cầu chỉ nói ông "bị bệnh quá nặng và trở nên không ổn định về cảm xúc".

Bác sĩ Hu Weifeng và đồng nghiệp Yi Fan, chuyên gia tim mạch, được cộng đồng mạng Trung Quốc xem là 2 nhân vật tiêu biểu cho giới y bác sĩ ở Vũ Hán. Ai cũng sốc khi nhìn thấy gương mặt đen sạm của họ trên mặt báo sau khi nhiễm virus corona.

Báo China Daily đưa tin bác sĩ Yi đã được xuất viện ngày vào 6-5, nhưng bác sĩ Hu không bao giờ còn cơ hội nữa.

Cũng giống như lúc bác sĩ Lý Văn Lượng qua đời, cái chết của ông Hu Weifeng gây ra sự thương cảm và tức giận ở Trung Quốc. Hàng chục ngàn người dùng Weibo treo  hashtag #WuhanCentralHospitalDoctorHuWeifengPassesAway để bày tỏ sự tiếc thương dành cho ông.

Nhiều người yêu cầu lãnh đạo Bệnh viện trung tâm Vũ Hán phải chịu trách nhiệm về cái chết của ít nhất 5 bác sĩ làm việc ở đây. "Khi nào họ mới bị bắt trả giá?", một người đặt câu hỏi.

Bên cạnh đó, có ý kiến nghi ngờ sự minh bạch trong thông tin từ phía chính quyền sau cái chết của bác sĩ Hu. "Chẳng phải bệnh nhân COVID-19 ở Vũ Hán đã hết từ lâu rồi sao?", một người khác chất vấn.

Vụ việc dẫn đến suy luận của nhiều cư dân mạng ở Trung Quốc rằng còn nhiều bệnh nhân COVID-19 mắc biến chứng nặng đang được điều trị ở Trung Quốc, chỉ là họ đã xét nghiệm âm tính nên chính quyền loại khỏi thống kê để làm đẹp bảng thành tích.

Hôm 27-4, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc tuyên bố Vũ Hán đã cho ra viện toàn bộ bệnh nhân COVID-19. Trong giai đoạn dịch, thành phố này có hơn 50.000 ca nhiễm được thống kê.

 

Theo PHÚC LONG (TTO)

Có thể bạn quan tâm

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.