Ân tình những vùng đất khó ở Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tiến sĩ Lê Đức Tánh- Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Pah cho biết: Phương châm của Công ty là phát triển cây cao su đến đâu thì tuyển dụng người dân tộc thiểu số vào làm công nhân đến đó; xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo sự giao lưu văn hóa- kinh tế giữa các vùng miền góp phần cùng với địa phương xóa đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, ổn định dân sinh, phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng cường quốc phòng-an ninh và tạo ra bộ mặt nông thôn mới.
Công ty hiện có gần 3.000 cán bộ, công nhân viên và người lao động, trong đó công nhân là người dân tộc thiểu số chiếm 70%, trải dài ở 18 xã, 70 thôn làng của 3 huyện: Chư Pah, Ia Grai và Chư Prông. Công nhân người dân tộc thiểu số vốn là những người lao động tự do, chưa quen với môi trường công nghiệp nên sau khi vào làm việc, Công ty đều đào tạo giúp họ trở thành người có tay nghề, gắn bó lâu dài với vườn cây, bên cạnh đó, Công ty còn quan tâm đến việc nâng cao trình độ văn hóa cho công nhân.
Ông Lê Đức Tánh (thứ hai từ trái qua)-Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc Công ty bàn giao nhà “Đại đoàn kết” cho hộ nghèo. Ảnh:Đ.Y
Ông Lê Đức Tánh (thứ hai từ trái qua)- Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc Công ty bàn giao nhà “Đại đoàn kết” cho hộ nghèo. Ảnh: Đ.Y
Trong 5 năm (2006-2010), Công ty đã mở 6 lớp bổ túc văn hóa cấp I và 4 lớp bổ túc văn hóa cấp II cho hơn 300 công nhân, mở 51 lớp đào tạo thợ cạo mới và đào tạo lại tay nghề cho 4.238 lượt công nhân khai thác và gia thuộc. Đặc biệt, con em công nhân người dân tộc thiểu số học đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đều được Công ty hỗ trợ 100% chi phí học tập. Một mặt, Công ty còn giúp công nhân vay vốn không tính lãi và đứng ra tín chấp với ngân hàng giúp công nhân vay vốn phát triển thêm chăn nuôi, cải tạo vườn tạp. Mặt khác Công ty tạo điều kiện đầu tư mở rộng khai hoang 300 ha đất sản xuất và 150 ha đất ở, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng giúp các hộ người dân tộc thiểu số có thêm đất sản xuất, nâng cao thu nhập.
Ngoài hỗ trợ kết nghĩa toàn diện giúp Đảng bộ 2 xã Hà Tây và Đak Tơ Ver (huyện Chư Pah) phát triển kinh tế, Công ty còn giúp 10 xã nghèo thuộc 3 huyện nơi có cây cao su của Công ty, hàng năm cấp 200.000 giống cây trồng các loại để bà con có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, nhiều hộ công nhân đã phát triển được 1.940 ha cà phê; 400 ha tiêu, 1.575 con bò… Thu nhập bình quân từ kinh tế phụ khoảng 50 triệu đồng/hộ/năm. Nhờ vậy, công nhân ngày càng gắn bó với Công ty.
Sau 15 năm, Công ty có mặt trên địa bàn xã Ia Pếch (huyện Ia Grai) đã có 80% bà con dân tộc thiểu số của xã vào làm công nhân có việc làm và thu nhập ổn định, nhờ vậy, bộ mặt của xã từng ngày được đổi thay.
Ngồi trong căn nhà khang trang, Puih Thút- một trong những người có mặt từ những ngày đầu khi Nông trường Cao su Ia Pếch thành lập (năm 1997), nhớ lại: Ngày chưa vào làm công nhân, gia đình Thút chỉ trông chờ vào mấy sào lúa rẫy, cái đói cái nghèo cứ đeo bám lấy cuộc sống của gia đình. Khi Công ty về mở đất trồng cao su ở đây, Thút đăng ký vào làm công nhân ngay. Lúc đầu bỡ ngỡ, khó khăn nhưng rồi cũng quen dần. Từ trồng mới, đến lúc cạo mủ, từng giai đoạn phát triển của cây cao su, Thút đều biết.
Nhờ vậy, Thút hiểu cây cao su cần phải chăm sóc như thế nào, cán bộ kỹ thuật của Công ty dạy thêm để nâng cao tay nghề nên Thút đã có đôi bàn tay cạo tài hoa, thu nhập mỗi tháng từ 3,5 triệu đồng đến 4 triệu đồng. Tết Tân Mão 2011 vừa qua, mình vượt sản lượng được Công ty thưởng hơn 20 triệu đồng. Cộng với thu nhập thêm từ 2 ha cà phê, 2 sào lúa nước, 1 ao cá, đàn bò 8 con, mỗi năm trừ chi phí còn để dành được gần 200 triệu đồng.
Không chỉ riêng Puih Thút có niềm vui như vậy mà gần 2 ngàn người dân tộc thiểu số đang làm công nhân cho Công ty đều có cuộc sống khấm khá. Rơ Châm Hler, làng O Yar, xã Ia Pếch (huyện Ia Grai), Rơ Châm Hvăn, Rơ Châm Chiăn, làng Grút, xã Ia Khươl (huyện Chư Pah) là những ví dụ.
Hler gắn bó với vườn cây từ năm 1998. Sau hơn 10 năm tay cạo của Hler đã trở nên điêu luyện, chịu khó, không bỏ ngày cạo, cạo đúng quy trình kỹ thuật nên hàng năm Hler đều vượt sản lượng cao. Mỗi năm cho thu nhập từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng.  Nhờ những chính sách sát với đời sống của người công nhân, Công ty đã tạo được niềm tin và là chỗ dựa vững chắc cho họ.
Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).