An Khê: Nông dân rầu rĩ ngóng “nước trời”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hơn một tháng qua, hàng chục hộ dân ở xã Thành An, thị xã An Khê (Gia Lai) như ngồi trên đống lửa bởi đã quá lịch gieo sạ vụ Đông Xuân 2012-2013 mà nước thì không đủ để xuống giống. Những thửa ruộng khô khốc, nứt nẻ đang cùng với người dân nơi đây ngày ngày mòn mỏi đợi “nước trời”.
 

Khu cánh đồng khô cằn không thể gieo sạ được. Ảnh: Hồng Thi
Cánh đồng khô cằn không thể gieo sạ được. Ảnh: Hồng Thi

Cánh đồng (thuộc địa phận thôn 5, xã Thành An) là nơi tập trung sản xuất lúa của cả nông dân thôn 5 và thôn 4. Con đập, nguồn nước chính để tưới tiêu cho cả cánh đồng, đang nằm ở mực nước chết và dần cạn kiệt. Một vài cơn mưa nhỏ thưa thớt trong thời gian qua cũng chẳng thấm tháp vào đâu so với tình trạng nắng nóng kéo dài trước đó.

Theo ông Nguyễn Đình Luân, trưởng thôn 5, tổng diện tích toàn cánh đồng là 25 ha nhưng đến thời điểm này mới chỉ gieo trồng được khoảng 3 ha. Phần diện tích đã sạ đều là những đám ruộng trũng hoặc gần nước, còn lại phải “nằm im” vì thiếu nước. “Con đập thì hiện giờ vẫn còn nước, tuy nhiên chỉ vừa đủ để cày xới đất mà xuống giống chứ chẳng thể đảm bảo được lượng nước cho cây mạ sinh trưởng và phát triển. Bà con ai nấy đều thấp thỏm nhưng chả dám liều đâu, chỉ biết cầu trời mưa thật to, hễ đủ nước khi nào thì sạ khi ấy”-ông Luân cho biết.

Nếu gieo sạ đúng thời vụ như mọi năm (khoảng đầu tháng 11 Âm lịch) thì đây là lúc bà con nông dân tất bật cùng nhau ra đồng dặm mạ và làm cỏ lứa đầu tiên cho lúa. Đưa ánh mắt rầu rĩ nhìn bao quát cả một vùng đất khô cằn thay vì những thửa ruộng xanh mơn mởn như mọi năm, cô Trần Thị Nương phân trần trong tiếng thở dài: “Nhà tôi chỉ có hơn 1 sào ruộng nhưng lại nằm tít dưới này, cách đập nước cả gần 1000 mét. Dù có xả nước trên đập ra thì cũng chảy chẳng đến nơi vì nước ít. Mà với những hộ đủ nước gieo sạ họ cũng chẳng dám làm, bởi làm xong rồi nước đâu mà tưới. Nó chết hết thì mất cả công lẫn của. Mùa này coi như không sản xuất lúa được rồi”.
 

Con đập chứa nước duy nhất cho cánh đồng đang nằm ở mực nước chết. Ảnh: Hồng Thi
Con đập chứa nước duy nhất cho cánh đồng đang nằm ở mực nước chết. Ảnh: Hồng Thi

Là một trong những hộ có diện tích ruộng nằm ở vùng trũng, đủ nước để gieo sạ nhưng anh Nguyễn Văn Cư cũng không khỏi lo lắng: “Vụ này, vì sợ trời hạn không có nước nên gia đình tôi đã tranh thủ xuống giống trước nửa tháng. Giờ cứ nơm nớp trong bụng, chẳng biết sạ không đúng thời vụ như thế này có phát sinh nhiều sâu, bệnh không, rồi còn sau này lúa trổ có đạt không nữa chớ!”. Bên cạnh đó, anh Cư còn cho biết thêm, lượng nước ít ỏi trong mương cũng ngày một khô cạn. Vì thế, diện tích lúa đã gieo có nguy cơ chết nếu trời tiếp tục không mưa trong thời gian tới.

Ngày Tết cổ truyền của dân tộc đang đến rất gần. Cùng với tình trạng cây mía vẫn còn nằm nguyên trên đồng chưa bán được, việc không đủ nước để sản xuất vụ lúa Đông Xuân khiến cho nhiều nông dân nơi đây đã rầu lại càng rầu. Và có lẽ, tân niên này đối với họ, niềm vui sẽ chẳng còn được trọn vẹn như những mùa Tết trước…

Hồng Thi

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm