Âm vang cồng chiêng Chư Sê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ ngày 10 đến 12-6, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Chư Sê đã tổ chức Hội thi Văn hóa-Thể thao các dân tộc thiểu số toàn huyện lần thứ IV. Hội thi đã khép lại nhưng âm vang của những ngày sôi nổi vẫn còn đọng mãi, trong đó có phần thi trình diễn nghệ thuật cồng chiêng.
Là người may mắn được mời làm tư vấn nghệ thuật cho Ban tổ chức phần thi trình diễn nghệ thuật cồng chiêng, tôi thực sự cảm động khi được chứng kiến các nghệ nhân diễn tấu cồng chiêng một cách tự tin, say sưa và truyền cảm. Thành công của phần thi này không chỉ gói gọn ở 12 tiết mục trình diễn cồng chiêng với sự tham gia của 750 nam nữ nghệ nhân tiêu biểu. Vượt lên trên những con số ấy là cuộc giao lưu văn hóa mang đầy đủ ý nghĩa của thuật ngữ này, qua đó góp phần tạo nên phong trào hoạt động văn hóa sôi nổi rộng khắp trong toàn huyện từ nhiều ngày qua, thiết thực chào mừng đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, động viên đồng bào các dân tộc trong huyện cùng nhau góp sức xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Điểm nổi bật của phần thi này là hầu hết các đoàn đã tuyển chọn những tiết mục tiêu biểu trong kho tàng văn hóa âm nhạc dân gian để tham gia dự thi. Đó là những bài chiêng Pơthi/M’Nhum bơsat (Lễ bỏ mả), Ngă Yang Sang (Mừng nhà mới), Mừng lúa mới... của người Jrai, Bahnar sinh sống trên địa bàn huyện Chư Sê. Những tiết mục ấy, ngày xưa thường chỉ vọng vang trong các buôn làng, trong đó có nhiều bài bản tưởng chừng như đã theo ông bà về với thế giới atâu, thì nay được các nghệ nhân trẻ tuổi đón nhận và thực hành trong đời sống xã hội với một tình cảm trân trọng. 12 chương trình hòa tấu cồng chiêng độc đáo đã dẫn dắt những người tham dự hội thi trở về với những lễ hội truyền thống của người Bahnar, Jrai với không gian văn hóa ấm áp hồn người.
Một tiết mục biểu diễn cồng chiêng tại hội thi. Ảnh: L.X.H
Một tiết mục biểu diễn cồng chiêng tại hội thi. Ảnh: L.X.H
Đến với phần thi trình diễn cồng chiêng huyện Chư Sê lần thứ IV, mọi người được thưởng thức một bản đại hợp tấu đa âm sắc. Đó là âm thanh của những tiếng cồng chiêng rộn ràng, thúc giục, vang xa trong lễ đâm trâu-mừng chiến thắng, mừng nhà rông mới của người Jrai; là tiếng chiêng trầm hùng nhưng không kém phần sôi động trong lễ bỏ mả của người Bahnar; là tiếng trống (sơgơ) vang xa hòa cùng tiếng rung reng của những chiếc chũm chọe (ring rai) cùng điệu xoang uyển chuyển, gợi cảm của những chàng trai, cô gái trong trang phục truyền thống. Ngoài những bài bản mang tính chất nghi lễ (đâm trâu, bỏ mả), nhiều đội cồng chiêng còn trình diễn các bài dân ca nổi tiếng như: Tiếng chim Kuk Kông, Hát giao duyên... rất hay, được mọi người tán thưởng bằng những tràng pháo tay tưởng chừng không dứt.
Kết thúc hội thi, Ban tổ chức đã trao giải thưởng cho 4 đội cồng chiêng xuất sắc nhất. Theo đó, giải nhất thuộc về đội cồng chiêng thị trấn Chư Sê; giải nhì: xã Bờ Ngoong; giải ba: xã Ayun và xã Ia Glai.

Thi trình diễn cồng chiêng là việc làm thiết thực để bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên-di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đã được UNESCO tôn vinh. Sáng kiến này đã đáp ứng nhu cầu hoạt động và sáng tạo nghệ thuật của đồng bào các dân tộc, đặc biệt là lớp thanh-thiếu niên. Nghệ thuật là sản phẩm văn hóa phi vật thể do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn, lịch sử; chỉ có ý nghĩa khi được lan tỏa trong đời sống xã hội và mang tính nhân văn. Một bức tranh chỉ có ý nghĩa khi nó được treo lên trong phòng triển lãm cho mọi người chiêm ngưỡng; một tác phẩm âm nhạc chỉ có ý nghĩa khi nó vang lên trong một không gian và thời gian nhất định... Nói cách khác, mục đích của hoạt động nghệ thuật là nhằm nâng cao chất lượng sống cho chính mình và cho mọi người. Phần thi trình diễn nghệ thuật cồng chiêng toàn huyện Chư Sê đã trở thành hoạt động thường niên, là một biện pháp tích cực nhằm khẳng định rằng, lực lượng nghệ nhân, đặc biệt là lực lượng thanh-thiếu niên Bahnar, Jrai hôm nay không những không thờ ơ hay quay lưng lại với âm nhạc dân gian truyền thống mà rất đam mê và có trách nhiệm với những giá trị văn hóa của dân tộc.

Lâu nay, hầu như trong tất cả các cuộc thi đều có cơ cấu giải thưởng, người dự thi ai cũng mong muốn đoạt giải cao. Đó là điều dễ hiểu. Song với tư cách là thành viên tư vấn nghệ thuật cho hội thi, chúng tôi tin rằng, với tất cả các nghệ nhân, giải thưởng lớn nhất và quý nhất chính là được cùng nhau gặp gỡ, tôn vinh, phát huy, giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống. 
LÊ XUÂN HOAN

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.