9.150 ca mắc Covid-19 trong ngày 13/8

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tính từ 18h ngày 12/8 đến 18h ngày 13/8, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 9.180 ca nhiễm mới, trong đó 30 ca nhập cảnh và 9.150 ca trong nước.
Thống kê số lượng ca mắc mới trong ngày của từng tỉnh, thành phố là TP.HCM (3.531), Bình Dương (2.816), Đồng Nai (808), Long An (623), Khánh Hòa (243), Đồng Tháp (152), Cần Thơ (142), Trà Vinh (140), Hà Nội (97), Vĩnh Long (71), Bà Rịa - Vũng Tàu (69), Phú Yên (64), An Giang (61), Tây Ninh (61), Đà Nẵng (58), Thừa Thiên Huế (31), Bình Thuận (28), Gia Lai (18), Đắk Nông (16), Hà Tĩnh (15), Nghệ An (14), Bình Định (12), Quảng Ngãi (10), Quảng Trị (8 ), Kiên Giang (8 ), Ninh Thuận (7), Đắk Lắk (7), Bình Phước (7), Bạc Liêu (5), Hải Dương (4), Quảng Bình (4), Thanh Hóa (4), Lạng Sơn (4), Quảng Nam (4), Hậu Giang (3), Lâm Đồng (2), Nam Định (1), Hưng Yên (1), Cà Mau (1).
Tại TP.HCM, lượng F0 mới trong ngày giảm 310 ca. Tuy nhiên, những ngày gần đây, địa phương luôn ghi nhận số ca tử vong là 261-308 ca mỗi ngày, nhiều nhất cả nước.
Tại Bình Dương, số ca mắc mới cũng giảm (212 ca). Đây là địa phương đứng thứ hai cả nước về số ca mắc Covid-19, chỉ sau TP.HCM. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Bình Dương đã khẩn trương quy hoạch, xây dựng và đưa vào hoạt động nhiều khu điều trị bệnh nhân Covid-19.
Tại Hà Nội, chùm lây nhiễm tăng 19 trường hợp so với ghi nhận ngày 12/8. Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, các chùm lây nhiễm mới phát hiện từ ngày 5/7 đến nay đã có 1.799 trường hợp cho kết quả xét nghiệm dương tính với virus.
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 255.748 ca nhiễm, đứng thứ 80/222 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 172/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 2.601 ca nhiễm).
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 251.753 ca, 89.964 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Năm tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP.HCM (140.539), Bình Dương (39.592), Long An (13.232), Đồng Nai (12.047), Đồng Tháp (4.621).
Bốn tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu.
Về tình hình điều trị, 3.593 người được công bố khỏi bệnh trong ngày 13/8. Tổng số ca được điều trị khỏi: 92.738 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 511 ca. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 20 ca.
Chiều 13/8, Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân ghi nhận 275 ca tử vong (4814-5088) tại TP.HCM (223), Bình Dương (25), Tiền Giang (8), Đồng Tháp (4), Bến Tre (3), Bình Thuận (3), Đồng Nai (3), Long An (3), Khánh Hòa (2 ), Cần Thơ (1).
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tính đến 13/8 là 5.088 ca, xếp thứ 69/222 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, tính tỷ lệ tử vong/1 triệu dân, Việt Nam xếp vị trí 161/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân 1 triệu dân có 52 người tử vong do Covid-19).
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết Bộ Y tế đã sửa đổi các phác đồ về điều trị theo cách thức tiếp cận rộng rãi hơn, đảm bảo tiếp cận rộng rãi với tất cả loại thuốc. Tới đây, Bộ Y tế sẽ triển khai chương trình điều trị tại nhà thí điểm, sử dụng thuốc Molnupiravir. Đây là một trong những thuốc được đánh giá làm giảm nồng độ virus xuống thấp nhất.
“Tới đây, chúng tôi sẽ triển khai chương trình điều trị thí điểm tại nhà đối với TP.HCM và một số tỉnh, thành phố khác để đảm bảo vấn đề quản lý và điều trị bệnh nhân Covid-19 ở tại nhà, ở các cơ sở thu dung, điều trị ban đầu. Tầng điều trị này rất quan trọng để bệnh nhân được tiếp cận nhanh nhất”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Việt Nam cũng đề nghị các doanh nghiệp có thể sản xuất thuốc này trao đổi với những đơn vị có bản quyền để chuyển giao công nghệ sản xuất. Đây là vấn đề rất quan trọng trong điều trị tại cộng đồng.
Ngoài ra, với những thuốc cho bệnh nhân nặng hiện nay, Bộ Y tế cũng kêu gọi cộng đồng hỗ trợ, chẳng hạn Remdesivir (đã về một ít) và một số thuốc kháng virus khác.
Theo Phương Anh (zingnews.vn)

Có thể bạn quan tâm

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.