7 cách thông minh giúp bạn hạn chế ăn đêm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ăn đêm có rất nhiều tác hại đối với sức khỏe, đặc biệt khiến cân nặng của bạn không thể kiểm soát. Nhiều bạn trước khi đi ngủ bắt buộc phải ăn đêm, ngay cả khi họ không hề đói. Dưới đây là 7 cách giúp bạn có thể ngừng ăn đêm.
1. Xác định nguyên nhân
Một số người có thói quen ăn đêm và ăn tối để thay đổi thói quen này, bạn cần xác định nguyên nhân của vấn đề.
Ban đêm ăn uống có thể là kết quả của lượng thức ăn ban ngày quá hạn chế, dẫn đến cồn cào đói vào ban đêm. Tuy nhiên, ăn đêm cũng liên quan đến một số rối loạn ăn uống, bao gồm rối ăn uống và hội chứng ăn. Khi buồn bã, tức giận hoặc thất vọng các bạn sẽ chọn cách ăn khuya để kiềm chế cảm xúc cho dù bạn không hề đói.
Mặt khác, những người mắc hội chứng ăn đêm có xu hướng ăn suốt buổi tối và thức dậy vào ban đêm để ăn, tiêu thụ hơn 25% lượng calo hàng ngày vào ban đêm.
2. Lập kế hoạch cho bữa ăn của bạn
Kế hoạch ăn uống khi đã là một phần trong lịch trình rất có lợi cho sức khỏe của bạn. Việc lên kế hoạch cho bữa ăn và ăn vặt một cách lành mạnh có thể làm giảm đáng kể cơ hội nảy sinh ăn uống tự phát và tránh nạp các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe vào cơ thể.
3. Tuân thủ theo kế hoạch
Khi đã lên kế hoạch  ăn uống cụ thể bạn nên tuân thủ và thực hiện nghiêm túc. Rèn luyện thói quen ăn đúng bữa và ngủ đúng lúc sẽ phá vỡ các hành vi không lành mạnh. Điều này giúp bạn không có cảm giác thèm ăn vào ban đêm và có xu hướng ngủ say hơn.
4. Tìm kiếm sự hỗ trợ
Đối với một số người bị rối loạn ăn uống, tìm sự giúp đỡ và hỗ trợ của các chuyên gia là chìa khóa giúp bạn vượt qua vấn đề ăn đêm tốt nhất.
Những kế hoạch này thường dùng liệu pháp hành vi nhận thức (CBT), đã cho đạt được kết quả với nhiều trường hợp rối loạn về ăn uống.
5. Ăn thường xuyên suốt cả ngày
Các nghiên cứu phát hiện ra rằng những người có thời gian ăn thường xuyên (ăn liên tiếp 3 lần trở lên mỗi ngày), kiểm soát cơn thèm ăn tốt hơn và trọng lượng thấp hơn. Nếu bạn ăn ít hơn 3 lần mỗi ngày sẽ làm giảm khả năng kiểm soát sự thèm ăn của bạn. Đặc biệt, bạn nên hạn chế nạp chất béo vào cơ thể.
6. Giảm căng thẳng
Thông thường khi bạn lo lắng, áp lực trong cuộc sống, công việc bạn có xu hướng tìm đến đồ ăn để giải tỏa. Thay vì ngồi ăn bạn có thể thư giản bằng các bài tập nhỏ thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày.
7. Không tích trữ đồ ăn vặt trong nhà
Nếu lâu nay bạn đang đam mê với đồ ăn vặt có hàm lượng chất béo và đường cao thì ngay bây giờ hãy tống cổ nó ra khỏi nhà. Thay vào đó, bạn hãy dự trữ các thực phẩm lành mạnh trong nhà như rau củ, trái cây, sữa chua nguyên chất, pho mát cottage, ngũ cốc tự nhiên, hạt... Các thực phẩm này khi ăn khiến bạn có cảm giác no lâu và có lợi cho đường tiêu hóa.
Theo LÊ TUYẾT (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.