Chuyện lính trẻ Trường Sa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những ngày cùng đoàn công tác Lữ đoàn 146 Hải quân Vùng 4 đi thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên quần đảo Trường Sa nhân Tết Đinh Dậu 2017, chúng tôi có dịp chứng kiến nhiều câu chuyện thật xúc động về người lính làm nhiệm vụ nơi đây.

Phóng viên Phước Thuận-Báo Hậu Giang-trong một lần đi cùng tôi, hỏi rằng, anh có nhận xét gì về mấy chú lính trẻ? Câu hỏi đột ngột khiến tôi không khỏi bất ngờ. Rồi Thuận trả lời luôn: Đó là chú bộ đội nào gặp khách cũng chào hỏi lễ phép: chào chú, chào anh, chào chị. Tôi sau đó còn đúc kết thêm: họ rất trẻ và khỏe mạnh, rắn rỏi. Không thể có một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể thiếu cường tráng. Những người lính trẻ ấy, do vậy, ai cũng toát ra vẻ lạc quan yêu đời ngời ngợi. Chắc chắn môi trường quân đội nền nếp, chính quy đã góp phần rèn luyện họ trưởng thành trong nhận thức, hành động.

 

Tuần tra bảo vệ chủ quyền biển đảo. Ảnh: K.N.B
Tuần tra bảo vệ chủ quyền biển đảo. Ảnh: K.N.B

Hôm ở cầu tàu đảo Trường Sa Đông, khi đoàn công tác chuẩn bị rời đảo, một chiến sĩ còn ở lại làm nhiệm vụ thuyết phục mãi mà một đồng đội vừa hoàn thành nghĩa vụ ra quân lần này chẳng chịu nhận cho chiếc phong bì. Chắc là ít tiền làm lộ phí. Thấy vậy, một chiến sĩ cùng về đợt này nói: “Nó không lấy thì đưa cho tao”. Nhưng cậu ta vừa dứt lời thì bị đe: “Mày lấy của nó thì khi lên bờ tao oánh chết liền”. Tất nhiên đó là lời dọa cho vui. Chứng kiến cảnh đó, nhiều người bật cười vì những câu thoại vui vẻ, hồn nhiên và hiểu được phần nào tình cảm các chiến sĩ dành cho nhau. Chúng tôi cũng bắt gặp không ít cảnh sĩ quan, chiến sĩ chia tay xúc động. Hôm ở đảo Đá Tây, một chiến sĩ nhất quyết đem con chó nhỏ xuống xuồng tặng người sĩ quan đi làm nhiệm vụ ở một đảo khác.

Cũng tại Trường Sa Đông, hôm chuẩn bị rời đảo, tôi hỏi mượn Đại úy Nguyễn Minh Tuấn-một cán bộ của đảo cái túi ni lông nhỏ để đựng vài con ốc, hòn cuội san hô làm quà cho đồng nghiệp trong cơ quan. Lúc chuẩn bị xuống xuồng, tôi hơi lúng túng vì không thấy Tuấn đâu. Nào ngờ, sớm đó, Tuấn đã ra bãi bồi tìm quà giúp tôi rồi gói buộc cẩn thận trước khi tập kết về nơi cầu tàu. Gặp tôi, Tuấn nói: “Cháu đã chuẩn bị quà cho chú nhưng không có nhiều con ốc đẹp lắm. Quà của chú, cháu để chung với hành lý của cháu. Lên bờ cháu sẽ chuyển cho chú. Lần này cháu được về thăm nhà ở Đà Nẵng, sau Tết mới trở lại đơn vị”. Chuyện nho nhỏ như vậy mà tôi cứ nghĩ hoài. Thành thật, quan tâm, nói là làm... đó là những tính cách con người xứ Quảng đặc trưng trong Tuấn. Những ngày trên tàu, tôi còn gặp Tuấn thường xuyên. Tuy khỏe mạnh, gan góc, tràn đầy năng lượng, giọng nói sang sảng là thế nhưng đôi lúc Tuấn cũng vất vả vì sóng lớn gió to. Chợt nhớ hôm mới lên đường, gặp Nguyễn Nhật Nam, cũng người xứ Quảng, trú ở TP. Tam Kỳ, sống với bà ngoại. Nam vốn không đủ điều kiện ra đảo nhưng đã viết thư xung phong làm nhiệm vụ. Tết này, như người chiến sĩ trẻ ấy nói, bà ngoại sẽ nhớ đứa cháu nhỏ mình lắm đây. Nhưng qua điện thoại, nghe cháu chúc Tết, kể chuyện đảo xa, chắc bà cũng không còn lo lắng nhiều.

Có lẽ xúc động nhất là chuyện một nhóm chiến sĩ, bạn của Nguyễn Mậu Hùng (ở huyện Krông Pak, tỉnh Đak Lak), ra quân đợt này. Trước khi nhập ngũ, Hùng thi đỗ ngành Tài chính Đại học Tây Nguyên. Khi trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, Hùng đã làm thủ tục bảo lưu kết quả và vui vẻ lên đường thực hiện nghĩa vụ của người thanh niên. Dĩ nhiên, chuyện của Hùng đã được các nhà báo lưu tâm khi đặt chân tới đảo Đá Đông. Nhưng những kỷ vật Hùng đang giữ và câu chuyện sau đó càng khiến các nhà báo bất ngờ, thích thú và xúc động hơn. Số là trong hành trang của Hùng có một tấm ảnh đã không còn mới. Hai năm trước, khi nhận công tác ra đảo, Hùng cùng 5 người bạn đã chụp chung một kiểu hình lưu niệm. Nhóm của Hùng sau đó được biên chế về các đảo khác nhau trong quần đảo Trường Sa công tác. Điểm dừng chân của Hùng là Đá Đông, cùng với 1 người bạn nữa. Hôm ra quân, tấm ảnh Hùng đang giữ đã kể lại câu chuyện xúc động về họ. Còn với các nhà báo, đó là kỷ niệm đẹp không chỉ của lính. Anh Lê Tuấn-thành viên trong đoàn, sau đó đã chụp lại ảnh Hùng và bạn (có thiết bị in hình mang theo) tặng đảo 1 tấm và 1 tấm kỷ niệm Hùng. Phút chia tay, khi chúng tôi đã xuống xuồng, Hùng và bạn hãy còn bịn rịn. Chỉ huy đảo phải đe “không được khóc”, người chiến sĩ kia mới không rơi lệ. Những ngày lênh đênh trên biển, Hùng còn kể cho chúng tôi nghe về tình bạn, tình đồng chí cảm động giữa họ. Hùng cho biết, đợt ra quân này, nhóm của Hùng có 4 người, 2 người còn lại vẫn tại ngũ. “Tất nhiên là thương nhớ đơn vị, bạn bè. Lên đất liền, cháu sẽ gọi điện cho thủ trưởng đơn vị và bạn bè ngay”-Hùng nói. Sau khi đón Tết cùng người thân, Hùng cho biết sẽ tiếp tục học tập bởi tương lai của em còn rộng dài ở phía trước. Và chắc chắn quãng đời đẹp đẽ trên đảo Đá Đông cùng tình cảm bạn bè, tình đồng chí, đồng đội sẽ mãi là kỷ niệm khó phai mờ trong cuộc đời Hùng. 

Thất Sơn

Có thể bạn quan tâm

Không khí đón Tết ở Trường Sa

Không khí đón Tết ở Trường Sa

(GLO)- Khi mọi người, mọi nhà đang hân hoan chờ đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, ở nơi đảo xa-biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, không khí Xuân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa cũng rộn ràng...
Câu cá đêm ở Trường Sa

Câu cá đêm ở Trường Sa

(GLO)- Trong chuyến hải trình dài ngày ra thăm, chúc Tết quân và dân các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, câu cá đêm ở Trường Sa là một trong những thú vui giúp các thành viên đoàn công tác vơi đi nỗi nhớ nhà, sự mệt mỏi sau những ngày đánh vật với sóng gió mùa biển động và cũng là để cải thiện bữa ăn cho các thành viên trên tàu…
Thăm, chúc Tết quân dân đảo Phan Vinh

Thăm, chúc Tết quân dân đảo Phan Vinh

(GLO)- Nằm trong chuyến công tác thực hiện nhiệm vụ thay thu quân, thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 18-1, đoàn công tác số 2 đi trên tàu Bệnh Viện 561 đã đến thăm và làm việc tại đảo Phan Vinh.
Âu tàu đảo Sinh Tồn: Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển

Âu tàu đảo Sinh Tồn: Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển

(GLO)- Âu tàu đảo Sinh Tồn (xã đảo Sinh Tồn, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) là địa chỉ tin cậy của ngư dân vào tránh trú an toàn khi gặp thời tiết mưa bão hay bị sự cố trên biển. Đây thật sự là điểm tựa vững chắc cho ngư dân khi vươn khơi bám biển và cũng để khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Gieo chữ nơi đầu sóng, ngọn gió

Gieo chữ nơi đầu sóng, ngọn gió

(GLO)- Dù còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng hai thầy giáo trẻ đang công tác ở đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa không giấu được niềm hạnh phúc và tự hào khi được gieo chữ, chăm sóc cho các em học sinh nơi đầu sóng, ngọn gió, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc
Ấn tượng với các vườn rau trên các đảo chìm

Ấn tượng với các vườn rau trên các đảo chìm

(GLO)- Những ngày đi qua các đảo chìm thuộc quần đảo Trường Sa, điều chúng tôi ấn tượng nhất chính là các vườn rau xanh. Các loại như rau cải, mồng tơi, rau muống, mướp… luôn tốt tươi dù điều kiện thời tiết, khí hậu trên các đảo này quanh năm rất khắc nghiệt.
Tết ở Trường Sa

Tết ở Trường Sa

Trong những ngày giáp Tết Mậu Tuất 2018, tháp tùng đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải Quân, P.V Báo Gia Lai đã được cùng cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) đón Xuân mới trên vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.
Trao Huy hiệu "Chiến sỹ Trường Sa" cho 103 phóng viên, nhà báo

Trao Huy hiệu "Chiến sỹ Trường Sa" cho 103 phóng viên, nhà báo

Ngày 23-1, tại TP. Cam Ranh, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã trao Huy hiệu “Chiến sĩ Trường Sa“ cho 117 cá nhân là các phóng viên, nhà báo; thành viên Câu lạc bộ vì biển đảo quê hương đã hoàn thành chuyến thăm, tặng quà và chúc Tết tại các điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khành Hòa).