Vùng Cảnh sát biển 4: Cánh tay thép của ngư dân trên biển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với diện tích rộng lớn khoảng 220.000 km2, vùng biển Tây Nam có ranh giới biển tiếp giáp với nhiều nước trong khu vực như: Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Vùng biển này giữ vị trí đặc biệt quan trọng cả về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh đối với phía Nam và cả nước. Đồng thời tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, đặt ra những yêu cầu mới đối với công tác bảo vệ chủ quyền, thực thi pháp luật và đảm bảo an toàn cho ngư dân đánh bắt xa bờ.

Đại tá Phạm Quang Oánh-Chính ủy Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển 4 nêu rõ, công tác bảo vệ an ninh chủ quyền, công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại trên biển là những nhiệm vụ quan trọng mà cán bộ chiến sĩ Vùng Cảnh sát biển 4 luôn tâm niệm phải hoàn thành xuất sắc.

 

Đại tá Phạm Quang Oánh - Chính ủy Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển 4.
Đại tá Phạm Quang Oánh - Chính ủy Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển 4.

P.V: Với nhiệm vụ quản lý vùng biển Tây Nam - vùng biển rộng lớn tiềm ẩn những vấn đề nhạy cảm, phức tạp đã đặt ra nhiệm vụ như thế nào trong bảo vệ chủ quyền, duy trì thực thi pháp luật của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4?

Đại tá Phạm Quang Oánh: Đóng quân trên huyện đảo Phú Quốc - vị trí tiền tiêu trên vùng biển Tây Nam của Tổ quốc, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 được giao nhiệm vụ quản lý vùng biển rộng lớn, kéo dài từ bờ Bắc cửa Định An - tỉnh Sóc Trăng đến Hà Tiên - tỉnh Kiên Giang với nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn, thực thi pháp luật nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên vùng biển được phân công.

Hiện nay vùng biển Tây Nam là ngư trường trọng điểm của cả nước với mật độ tàu thuyền lớn của ngư dân các tỉnh phía Nam, hàng năm vùng biển này đã đem lại một nguồn trữ lượng hải sản dồi dào, góp phần phát triển kinh tế khu vực và nâng cao đời sống của bà con ngư dân.

Tuy nhiên, đây cũng là vùng biển tiếp giáp với nhiều quốc gia, trong đó có nhiều khu vực chưa được phân định như vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia; vùng chồng lấn Việt Nam - Thái Lan - Malaysia; là nơi có tuyến đường hàng hải quốc tế đi qua nên tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, bao gồm cả vấn đề về an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống. Trong đó một số vấn đề nổi lên trong thời gian vừa qua như: Tàu thuyền đánh cá các nước vi phạm các vùng biển của nhau; Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại có chiều hướng gia tăng và thủ đoạn tinh vi hơn; Tình hình vận chuyển ma túy bằng đường biển và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền, nhất là cướp các tàu chở dầu loại vừa và nhỏ đi qua khu vực này. Cùng với đó là vấn đề an toàn tàu cá, an toàn hàng hải và bảo vệ ngư trường cho bà con an tâm đánh bắt trên biển.

Những vấn đề trên đã và đang đặt ra cho Lực lượng Cảnh sát biển nói chung, trực tiếp là Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 nhiệm vụ hết sức nặng nề và yêu cầu ngày càng cao hơn.

P.V: Là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ an ninh trên biển, góp phần bảo vệ khu vực biển phụ trách. Đại tá cho biết những kết quả nổi bật của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 trong những năm qua?

Đại tá Phạm Quang Oánh: Công tác bảo vệ an ninh chủ quyền, công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại trên biển đã được Đảng ủy và Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 xác định là nhiệm vụ chính trị trọng tâm cần phải tập trung lãnh đạo và hoàn thành.

Do vậy Vùng Cảnh sát biển 4 đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai có hiệu quả các mặt công tác; tăng cường đôn đốc, kiểm tra, kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện.

Thường xuyên duy trì lực lượng và phương tiện trực làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo và tìm kiếm cứu nạn trên biển, đáp ứng cho các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất, không để bị động và bị bất ngờ trong mọi tình huống.

Đặc biệt đã triển khai nhanh chóng, kịp thời lực lượng tàu tham gia tìm kiếm máy bay MH 370 mất tích, quản lý tốt các tàu thuyền nước ngoài vào vùng biển Việt Nam tham gia tìm kiếm máy bay MH 370.

Đã tiến hành xua đuổi hàng chục tàu nước ngoài vi phạm vùng biển của ta. Phối hợp với các lực lượng bắt giữ 08 đối tượng quốc tịch Indonesia cướp tàu dầu Okimhamoni quốc tịch Malaysia.

Các tàu của Vùng còn phối thuộc với Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân thực hiện nhiệm vụ BM và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trên biển đã đạt được kết quả tốt. Chỉ tính từ đầu năm 2013 đến nay, đơn vị đã tổ chức kiểm tra, bắt giữ và xử lý 27 vụ/33 tàu, tịch thu hơn 06 triệu lít dầu DO; 115 mét khối gỗ các loại, chủ yếu là gỗ trắc và gỗ hương; 101 tấn đạm urê; 8.000 bao thuốc lá. Số tiền bán đấu giá nộp vào ngân sách nhà nước 105 tỷ đồng.

Đã khởi tố 02 vụ án hình sự, chuyển hồ sơ, tang vật cho cơ quan cảnh sát điều tra tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Với những kết quả đạt được, Vùng Cảnh sát biển 4 đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba, 1 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Phó Thủ tướng Chính phủ đã 2 lần gửi Thư khen; Bộ Quốc phòng tặng 2 Bằng khen; Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển tặng Cờ “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua quyết thắng”; hàng trăm lượt tập thể và cá nhân được các cấp khen thưởng. Kết quả trên đã góp phần giữ vững và phát huy truyền thống Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.

P.V: Trong tình hình biển, đảo có những vấn đề phức tạp, để bảo vệ chủ quyền biển đảo, là điểm tựa vững chắc cho các ngư dân, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 có định hướng như thế nào trong thời gian sắp tới?

Đại tá Phạm Quang Oánh: Bảo vệ và giúp ngư dân vươn khơi, bám biển là nhiệm vụ chính trị của Vùng Cảnh sát biển 4; các lực lượng của Vùng phải là điểm tựa vững chắc cho các ngư dân, giúp nhân dân an tâm đánh bắt hải sản để làm giàu cho gia đình và đất nước.

Muốn làm được như vậy, lực lượng của Vùng phải thường xuyên có mặt trên biển, khi dân gọi là kịp thời có mặt, khi dân gặp khó khăn trên biển thì sẵn lòng hỗ trợ, giúp đỡ, làm cho vùng biển đảm bảo an ninh và các tàu cá của ta được an toàn, ngư dân an tâm khai thác đánh bắt thủy hải sản. Đồng thời góp phần hạn chế sự xâm nhập trái phép của các tàu thuyền nước ngoài vào vùng biển nước ta.

Chúng tôi nhận thấy trong thời gian qua, ở những vùng biển nào thường xuyên có sự diện diện của Lực lượng Cảnh sát biển thì các tàu cá của ta đến đánh bắt sẽ đông hơn.

P.V: Trân trọng cảm ơn Đại tá.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Không khí đón Tết ở Trường Sa

Không khí đón Tết ở Trường Sa

(GLO)- Khi mọi người, mọi nhà đang hân hoan chờ đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, ở nơi đảo xa-biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, không khí Xuân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa cũng rộn ràng...
Câu cá đêm ở Trường Sa

Câu cá đêm ở Trường Sa

(GLO)- Trong chuyến hải trình dài ngày ra thăm, chúc Tết quân và dân các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, câu cá đêm ở Trường Sa là một trong những thú vui giúp các thành viên đoàn công tác vơi đi nỗi nhớ nhà, sự mệt mỏi sau những ngày đánh vật với sóng gió mùa biển động và cũng là để cải thiện bữa ăn cho các thành viên trên tàu…
Thăm, chúc Tết quân dân đảo Phan Vinh

Thăm, chúc Tết quân dân đảo Phan Vinh

(GLO)- Nằm trong chuyến công tác thực hiện nhiệm vụ thay thu quân, thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 18-1, đoàn công tác số 2 đi trên tàu Bệnh Viện 561 đã đến thăm và làm việc tại đảo Phan Vinh.
Âu tàu đảo Sinh Tồn: Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển

Âu tàu đảo Sinh Tồn: Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển

(GLO)- Âu tàu đảo Sinh Tồn (xã đảo Sinh Tồn, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) là địa chỉ tin cậy của ngư dân vào tránh trú an toàn khi gặp thời tiết mưa bão hay bị sự cố trên biển. Đây thật sự là điểm tựa vững chắc cho ngư dân khi vươn khơi bám biển và cũng để khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Gieo chữ nơi đầu sóng, ngọn gió

Gieo chữ nơi đầu sóng, ngọn gió

(GLO)- Dù còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng hai thầy giáo trẻ đang công tác ở đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa không giấu được niềm hạnh phúc và tự hào khi được gieo chữ, chăm sóc cho các em học sinh nơi đầu sóng, ngọn gió, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc
Ấn tượng với các vườn rau trên các đảo chìm

Ấn tượng với các vườn rau trên các đảo chìm

(GLO)- Những ngày đi qua các đảo chìm thuộc quần đảo Trường Sa, điều chúng tôi ấn tượng nhất chính là các vườn rau xanh. Các loại như rau cải, mồng tơi, rau muống, mướp… luôn tốt tươi dù điều kiện thời tiết, khí hậu trên các đảo này quanh năm rất khắc nghiệt.
Tết ở Trường Sa

Tết ở Trường Sa

Trong những ngày giáp Tết Mậu Tuất 2018, tháp tùng đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải Quân, P.V Báo Gia Lai đã được cùng cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) đón Xuân mới trên vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.
Trao Huy hiệu "Chiến sỹ Trường Sa" cho 103 phóng viên, nhà báo

Trao Huy hiệu "Chiến sỹ Trường Sa" cho 103 phóng viên, nhà báo

Ngày 23-1, tại TP. Cam Ranh, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã trao Huy hiệu “Chiến sĩ Trường Sa“ cho 117 cá nhân là các phóng viên, nhà báo; thành viên Câu lạc bộ vì biển đảo quê hương đã hoàn thành chuyến thăm, tặng quà và chúc Tết tại các điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khành Hòa).