"Vườn hoa Đại tướng" trên đảo Sơn Ca

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đến đảo Sơn Ca, ngoài cảm phục những người lính kiên cường trụ vững nơi đầu sóng ngọn gió, khách từ đất liền còn ngỡ ngàng trước vườn hoa mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp với nhiều loài hoa đủ màu rực rỡ. Vườn hoa ấy không chỉ khẳng định làm chủ cuộc sống ở nơi thừa nắng, thừa gió, thiếu nước ngọt, hiếm rau xanh; mà còn là tình cảm tri ân người Anh cả lực lượng vũ trang nhân dân của cán bộ chiến sĩ đảo Sơn Ca anh hùng.

Đoàn công tác từ đất liền trước đảo Sơn Ca.    Ảnh: Mai Thắng
Đoàn công tác từ đất liền trước đảo Sơn Ca. Ảnh: Mai Thắng

Để tưởng nhớ và tri ân công lao to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đầu năm 2014, Ban Chỉ huy đảo Sơn Ca đã triển khai kế hoạch xây dựng “Vườn hoa Đại tướng Võ Nguyên Giáp” ngay trong khuôn viên đơn vị.

Tháng 3-2014, nhiều chuyến tàu từ đất liền chở đoàn công tác vượt sóng ra khơi. Trên mỗi chuyến tàu ấy, ngoài hàng hóa, quà tặng, còn có nhiều chậu hoa giống được các chiến sĩ mang ra đảo theo “đơn đặt hàng” từ trước. Tuy thời tiết khá thuận lợi, song chuyển được những bồn hoa giống lên đảo không hề dễ. Do vậy công đoạn chuyển hoa từ đất liền ra đảo gặp không ít khó khăn. Trung úy Vương Huy Thọ-Tổ trưởng tổ chăm sóc vườn hoa Đại tướng cho biết, do điều kiện vận chuyển xa, dài ngày trên biển, nên giữ cho rễ cây tươi trong điều kiện sóng gió, muối mặn phải được đặt lên tiêu chí hàng đầu. Chẳng cần giống hoa to, mà chỉ cần cây nhỏ, bỏ vào cóc ba lô là được, miễn sao đem ra đảo cây hoa còn tươi sống.

 

Một góc “Vườn hoa Đại tướng” ở đảo Sơn Ca. Ảnh: Mai Thắng
Một góc “Vườn hoa Đại tướng” ở đảo Sơn Ca. Ảnh: Mai Thắng

Sau khi hoa giống được tập kết tại đảo, công đoạn thứ hai là ươm giống và chăm bón. Đất trồng hoa, ngoài đem từ đất liền ra, còn được đào lên từ lòng đảo. Hàng trăm ngày công chiến sĩ được huy động. Sau những giờ huấn luyện, các chiến sĩ trẻ đem cuốc chim đi đào đất nguyên thủy trong lòng đảo. Đó là loại đất không nhiễm mặn, không lẫn sỏi cát. Trên bề mặt trải đất xốp mùn, phía dưới lót đất thịt từ đất liền đem ra để giữ độ ẩm. Những loài hoa cúc, lay ơn, hoa giấy, được trồng theo phân khu. Vây quanh vườn hoa 200 mét vuông là những phiến đá san hô đủ mọi hình thù được các chiến sĩ đem về từ triền đảo. Ở giữa là khối hoa cúc vàng tạo hình ngôi sao vàng năm cánh.

Các chiến sĩ đảo Sơn Ca vui văn nghệ cùng ca sĩ đến từ đất liền. Ảnh: Mai Thắng
Các chiến sĩ đảo Sơn Ca vui văn nghệ cùng ca sĩ đến từ đất liền. Ảnh: Mai Thắng

“Để có được vườn hoa mang tên Đại tướng giữa Trường Sa, cán bộ, chiến sĩ chúng tôi đã tận dụng thời gian hai ngày nghỉ cuối tuần và sau giờ huấn luyện để xây dựng. Làm vườn hoa Đại tướng là một trong 4 tiêu chí xây dựng đảo vững mạnh, vừa là tình cảm của cán bộ chiến sĩ đối với người Anh cả của quân đội. Chúng tôi coi đây là nhiệm vụ thiêng liêng”-Trung tá Bùi Xuân Lệ-Chính trị viên đảo Sơn Ca chia sẻ.

Mai Thắng

Có thể bạn quan tâm

Không khí đón Tết ở Trường Sa

Không khí đón Tết ở Trường Sa

(GLO)- Khi mọi người, mọi nhà đang hân hoan chờ đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, ở nơi đảo xa-biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, không khí Xuân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa cũng rộn ràng...
Câu cá đêm ở Trường Sa

Câu cá đêm ở Trường Sa

(GLO)- Trong chuyến hải trình dài ngày ra thăm, chúc Tết quân và dân các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, câu cá đêm ở Trường Sa là một trong những thú vui giúp các thành viên đoàn công tác vơi đi nỗi nhớ nhà, sự mệt mỏi sau những ngày đánh vật với sóng gió mùa biển động và cũng là để cải thiện bữa ăn cho các thành viên trên tàu…
Thăm, chúc Tết quân dân đảo Phan Vinh

Thăm, chúc Tết quân dân đảo Phan Vinh

(GLO)- Nằm trong chuyến công tác thực hiện nhiệm vụ thay thu quân, thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 18-1, đoàn công tác số 2 đi trên tàu Bệnh Viện 561 đã đến thăm và làm việc tại đảo Phan Vinh.
Âu tàu đảo Sinh Tồn: Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển

Âu tàu đảo Sinh Tồn: Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển

(GLO)- Âu tàu đảo Sinh Tồn (xã đảo Sinh Tồn, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) là địa chỉ tin cậy của ngư dân vào tránh trú an toàn khi gặp thời tiết mưa bão hay bị sự cố trên biển. Đây thật sự là điểm tựa vững chắc cho ngư dân khi vươn khơi bám biển và cũng để khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Gieo chữ nơi đầu sóng, ngọn gió

Gieo chữ nơi đầu sóng, ngọn gió

(GLO)- Dù còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng hai thầy giáo trẻ đang công tác ở đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa không giấu được niềm hạnh phúc và tự hào khi được gieo chữ, chăm sóc cho các em học sinh nơi đầu sóng, ngọn gió, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc
Ấn tượng với các vườn rau trên các đảo chìm

Ấn tượng với các vườn rau trên các đảo chìm

(GLO)- Những ngày đi qua các đảo chìm thuộc quần đảo Trường Sa, điều chúng tôi ấn tượng nhất chính là các vườn rau xanh. Các loại như rau cải, mồng tơi, rau muống, mướp… luôn tốt tươi dù điều kiện thời tiết, khí hậu trên các đảo này quanh năm rất khắc nghiệt.
Tết ở Trường Sa

Tết ở Trường Sa

Trong những ngày giáp Tết Mậu Tuất 2018, tháp tùng đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải Quân, P.V Báo Gia Lai đã được cùng cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) đón Xuân mới trên vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.
Trao Huy hiệu "Chiến sỹ Trường Sa" cho 103 phóng viên, nhà báo

Trao Huy hiệu "Chiến sỹ Trường Sa" cho 103 phóng viên, nhà báo

Ngày 23-1, tại TP. Cam Ranh, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã trao Huy hiệu “Chiến sĩ Trường Sa“ cho 117 cá nhân là các phóng viên, nhà báo; thành viên Câu lạc bộ vì biển đảo quê hương đã hoàn thành chuyến thăm, tặng quà và chúc Tết tại các điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khành Hòa).