Di tích Quốc gia trên đảo Lý Sơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đình làng An Vĩnh được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia vào ngày 18-4-2013. Đình làng An Vĩnh được xây dựng từ thế kỷ XVIII, bằng vật liệu tranh tre, gỗ, vách đất. Đến năm Mậu Ngọ (1798)-năm Cảnh Thịnh thứ 7, đình này được tu bổ, xây mới. Đây là ngôi đình có niên đại lâu đời nhất ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Trải qua nhiều thế kỷ, chiến tranh và thiên tai, đình làng An Vĩnh bị hư hỏng, xuống cấp nặng nề. Năm 2009, đình được Nhà nước đầu tư tôn tạo, phục dựng lại nguyên trạng. Đây là di tích lịch sử quốc gia, có giá trị chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

 

Đình làng An Vĩnh ở thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: H.C
Đình làng An Vĩnh ở thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: H.C

Đình làng An Vĩnh tọa lạc tại thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, ngay cảng biển Lý Sơn, nằm cách đất liền (Cảng Sa Kỳ) khoảng 15 hải lý (khoảng gần 30 km). Mặt tiền của đình làng An Vĩnh hướng về đất liền (Cảng Sa Kỳ). Khuôn viên của đình rộng khoảng 2.000 m2, trong đó, khoảng 1.000 m2 là sân đình. Kiến trúc đình làng An Vĩnh có kết cấu hình chữ Tam, gồm đình hạ, đình trung và đình thượng. Các đình này liên kết với nhau bằng hệ thống máng xối dài, mang đậm nét phong cách kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn. Mô thức tổng thể trang trí nóc đình, mái đình, trong đình và ngoài đình theo kiểu tứ linh, ngũ phúc thể hiện quan niệm âm dương, cầu mong mọi sự được bình an cho dân làng.

Trong đình có bàn thờ cúng tổ tiên, dòng họ: Nguyễn, Lê, Đặng, Võ Văn, Võ Xuân, Phạm Quang, Phạm Văn... Các vị tiên hiền này đã có công mở cõi, lập đình, cắm mốc và dựng bia khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên biển đảo Lý Sơn, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cụ Võ Hiến Đạt, gần 90 tuổi-bậc cao niên nhất trong thôn Tây, xã An Vĩnh chậm rãi cho biết: Đình làng An Vĩnh là trung tâm sinh hoạt cộng đồng, tổ chức các hoạt động văn hóa, dân gian, hội hè và tâm linh của 13 dòng họ trên đảo Lý Sơn. Một trong những lễ hội quan trọng đặc biệt nhất là lễ khao lề thế lính Hoàng Sa-Trường Sa vào ngày 19 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Lễ hội này tri ân những hùng binh đã vâng mệnh triều đình vượt muôn sóng cả ra bảo vệ biển đảo Hoàng Sa-Trường Sa.

Vào tiết thanh minh (tháng 3 Âm lịch) hàng năm, tại đình làng An Vĩnh, nhân dân trong vùng lại nô nức tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, tâm linh như: lễ khai kinh, lễ hoa đăng, lễ nhật yết, lễ đua thuyền tứ linh, lễ chánh tế khao lề thế lính Hoàng Sa-Trường Sa, lễ cầu siêu cho những hương hồn lính Hoàng Sa và Trường Sa... Nhờ đó mà đình làng An Vĩnh ngày càng thu hút rất đông khách du lịch mọi miền và các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Hoàng Cư

Có thể bạn quan tâm

Không khí đón Tết ở Trường Sa

Không khí đón Tết ở Trường Sa

(GLO)- Khi mọi người, mọi nhà đang hân hoan chờ đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, ở nơi đảo xa-biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, không khí Xuân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa cũng rộn ràng...
Câu cá đêm ở Trường Sa

Câu cá đêm ở Trường Sa

(GLO)- Trong chuyến hải trình dài ngày ra thăm, chúc Tết quân và dân các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, câu cá đêm ở Trường Sa là một trong những thú vui giúp các thành viên đoàn công tác vơi đi nỗi nhớ nhà, sự mệt mỏi sau những ngày đánh vật với sóng gió mùa biển động và cũng là để cải thiện bữa ăn cho các thành viên trên tàu…
Thăm, chúc Tết quân dân đảo Phan Vinh

Thăm, chúc Tết quân dân đảo Phan Vinh

(GLO)- Nằm trong chuyến công tác thực hiện nhiệm vụ thay thu quân, thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 18-1, đoàn công tác số 2 đi trên tàu Bệnh Viện 561 đã đến thăm và làm việc tại đảo Phan Vinh.
Âu tàu đảo Sinh Tồn: Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển

Âu tàu đảo Sinh Tồn: Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển

(GLO)- Âu tàu đảo Sinh Tồn (xã đảo Sinh Tồn, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) là địa chỉ tin cậy của ngư dân vào tránh trú an toàn khi gặp thời tiết mưa bão hay bị sự cố trên biển. Đây thật sự là điểm tựa vững chắc cho ngư dân khi vươn khơi bám biển và cũng để khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Gieo chữ nơi đầu sóng, ngọn gió

Gieo chữ nơi đầu sóng, ngọn gió

(GLO)- Dù còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng hai thầy giáo trẻ đang công tác ở đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa không giấu được niềm hạnh phúc và tự hào khi được gieo chữ, chăm sóc cho các em học sinh nơi đầu sóng, ngọn gió, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc
Ấn tượng với các vườn rau trên các đảo chìm

Ấn tượng với các vườn rau trên các đảo chìm

(GLO)- Những ngày đi qua các đảo chìm thuộc quần đảo Trường Sa, điều chúng tôi ấn tượng nhất chính là các vườn rau xanh. Các loại như rau cải, mồng tơi, rau muống, mướp… luôn tốt tươi dù điều kiện thời tiết, khí hậu trên các đảo này quanh năm rất khắc nghiệt.
Tết ở Trường Sa

Tết ở Trường Sa

Trong những ngày giáp Tết Mậu Tuất 2018, tháp tùng đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải Quân, P.V Báo Gia Lai đã được cùng cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) đón Xuân mới trên vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.
Trao Huy hiệu "Chiến sỹ Trường Sa" cho 103 phóng viên, nhà báo

Trao Huy hiệu "Chiến sỹ Trường Sa" cho 103 phóng viên, nhà báo

Ngày 23-1, tại TP. Cam Ranh, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã trao Huy hiệu “Chiến sĩ Trường Sa“ cho 117 cá nhân là các phóng viên, nhà báo; thành viên Câu lạc bộ vì biển đảo quê hương đã hoàn thành chuyến thăm, tặng quà và chúc Tết tại các điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khành Hòa).