Những ngọn hải đăng ở Trường Sa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau hơn 50 giờ đồng hồ lênh đênh giữa biển khơi mịt mù sóng gió, dấu hiệu đầu tiên để chúng tôi nhận ra đã đến gần với quần đảo Trường Sa là những chớp sáng từ ngọn hải đăng trên đảo Song Tử Tây. Hải đăng đảo Song Tử Tây được xây dựng từ năm 1993 với chiều cao 38 mét, là ngọn đèn được xây dựng sớm nhất và cao thứ 2 trong tổng số 9 ngọn hải đăng trên quần đảo Trường Sa.
 

  Ngọn hải đăng đảo Nam Yết. Ảnh: Lê Nam
Ngọn hải đăng đảo Nam Yết. Ảnh: Lê Nam

Hơn 20 năm qua, những bậc thang gỗ dẫn lên ngọn đèn hải đăng của đảo Song Tử Tây đã in dấu chân của biết bao người thợ gác đèn. Hàng ngày, họ cần mẫn làm công việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa để ngọn đèn không bao giờ tắt, giúp tàu thuyền đi lại an toàn. Ánh sáng của ngọn hải đăng đã trở thành cột mốc cho ngư dân hướng về mỗi khi đêm xuống, tạo niềm tin và động lực cho họ an tâm bám biển. Anh Đàm Văn Khôi-Trạm trưởng Trạm hải đăng Song Tử Tây cho biết: Ngọn hải đăng này có nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho tàu thuyền qua lại trên vùng biển Song Tử Tây và các vùng biển xung quanh. Đèn quay tự động, sử dụng ánh sáng điện được cung cấp bằng hệ thống điện gió và pin năng lượng mặt trời, hoạt động với cơ chế ánh sáng trắng, chớp đơn, chu kỳ 15 giây. Trong điều kiện thời tiết tốt, từ khoảng cách 22 hải lý (khoảng 40 km), những người đi biển đã có thể nhìn thấy ánh sáng của ngọn hải đăng này. 

Trên đảo Sơn Ca, bất chấp sự khắc nghiệt của thời tiết, hàng đêm ánh sáng của ngọn hải đăng vẫn luôn soi đường cho tàu thuyền qua lại. Anh Đoàn Văn Tấn-Trạm trưởng Trạm hải đăng tại đảo Sơn Ca cho biết: Trạm được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2010 trên diện tích 400 m2 dựa trên hình mẫu của cột cờ Hà Nội. Hải đăng cao 28 mét, hiệu lực chiếu sáng 15 hải lý. Ngọn đèn tỏa sáng từ 17 giờ 30 phút hôm trước đến 5 giờ 30 phút ngày hôm sau với cơ chế ánh sáng trắng, chớp nhóm 2 chu kỳ 15 giây. Bất kể trong điều kiện nào, những người thợ ở đây luôn bảo đảm đèn hoạt động đúng quy định, đúng thông báo hàng hải quốc tế. Ngoài ra, người thợ phải thường xuyên kiểm tra, đo đạc, thu thập mọi số liệu liên quan đến độ sáng, đặc tính của đèn để báo cáo về đất liền với yêu cầu kịp thời, chính xác, khách quan.
 

 Ảnh: Lê Nam
Ảnh: Lê Nam

Anh Trần Văn Ka-Trạm trưởng Trạm hải đăng đảo Nam Yết cho biết: Tất cả những thông số của hải đăng đã được đăng ký với Hiệp hội Báo hiệu hàng hải quốc tế để ghi lên hải đồ quốc tế về kinh độ, vĩ độ, đặc điểm báo hiệu hàng hải và quốc gia thiết lập. Đây là những dấu hiệu để người đi biển xác định được vị trí, phương hướng, tốc độ, khoảng cách trước và sau con tàu. Người đi biển chỉ cần căn cứ vào đặc điểm của đèn biển đã được đăng ký và thông báo trên hải đồ quốc tế là có thể biết được đó là đèn và vùng biển của quốc gia nào. Đây chính là sự khẳng định chủ quyền biển, đảo của quốc gia.

Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Không khí đón Tết ở Trường Sa

Không khí đón Tết ở Trường Sa

(GLO)- Khi mọi người, mọi nhà đang hân hoan chờ đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, ở nơi đảo xa-biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, không khí Xuân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa cũng rộn ràng...
Câu cá đêm ở Trường Sa

Câu cá đêm ở Trường Sa

(GLO)- Trong chuyến hải trình dài ngày ra thăm, chúc Tết quân và dân các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, câu cá đêm ở Trường Sa là một trong những thú vui giúp các thành viên đoàn công tác vơi đi nỗi nhớ nhà, sự mệt mỏi sau những ngày đánh vật với sóng gió mùa biển động và cũng là để cải thiện bữa ăn cho các thành viên trên tàu…
Thăm, chúc Tết quân dân đảo Phan Vinh

Thăm, chúc Tết quân dân đảo Phan Vinh

(GLO)- Nằm trong chuyến công tác thực hiện nhiệm vụ thay thu quân, thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 18-1, đoàn công tác số 2 đi trên tàu Bệnh Viện 561 đã đến thăm và làm việc tại đảo Phan Vinh.
Âu tàu đảo Sinh Tồn: Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển

Âu tàu đảo Sinh Tồn: Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển

(GLO)- Âu tàu đảo Sinh Tồn (xã đảo Sinh Tồn, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) là địa chỉ tin cậy của ngư dân vào tránh trú an toàn khi gặp thời tiết mưa bão hay bị sự cố trên biển. Đây thật sự là điểm tựa vững chắc cho ngư dân khi vươn khơi bám biển và cũng để khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Gieo chữ nơi đầu sóng, ngọn gió

Gieo chữ nơi đầu sóng, ngọn gió

(GLO)- Dù còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng hai thầy giáo trẻ đang công tác ở đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa không giấu được niềm hạnh phúc và tự hào khi được gieo chữ, chăm sóc cho các em học sinh nơi đầu sóng, ngọn gió, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc
Ấn tượng với các vườn rau trên các đảo chìm

Ấn tượng với các vườn rau trên các đảo chìm

(GLO)- Những ngày đi qua các đảo chìm thuộc quần đảo Trường Sa, điều chúng tôi ấn tượng nhất chính là các vườn rau xanh. Các loại như rau cải, mồng tơi, rau muống, mướp… luôn tốt tươi dù điều kiện thời tiết, khí hậu trên các đảo này quanh năm rất khắc nghiệt.
Tết ở Trường Sa

Tết ở Trường Sa

Trong những ngày giáp Tết Mậu Tuất 2018, tháp tùng đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải Quân, P.V Báo Gia Lai đã được cùng cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) đón Xuân mới trên vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.
Trao Huy hiệu "Chiến sỹ Trường Sa" cho 103 phóng viên, nhà báo

Trao Huy hiệu "Chiến sỹ Trường Sa" cho 103 phóng viên, nhà báo

Ngày 23-1, tại TP. Cam Ranh, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã trao Huy hiệu “Chiến sĩ Trường Sa“ cho 117 cá nhân là các phóng viên, nhà báo; thành viên Câu lạc bộ vì biển đảo quê hương đã hoàn thành chuyến thăm, tặng quà và chúc Tết tại các điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khành Hòa).