Thế vững quốc phòng ở Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tây Nguyên là địa bàn chiến lược, có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng của cả nước. Vì vậy, bên cạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, các tỉnh Tây Nguyên đặc biệt quan tâm củng cố, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh.
Địa bàn chiến lược
Nhận thấy vị trí chiến lược của Tây Nguyên nên khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ luôn dồn lực để đánh chiếm, bình định vùng đất này. Trong những năm tháng chiến tranh, Tây Nguyên chứng kiến nhiều cuộc đối đầu lịch sử giữa ta và địch, như: Plây Me, Đăk Tô-Tân Cảnh, Đức Lập... đặc biệt là Chiến dịch Tây Nguyên tháng 3-1975, làm tan rã chế độ ngụy quyền ở đây. Hiện nay, các lực lượng thù địch vẫn luôn lợi dụng, xúi giục, lôi kéo nhân dân nhằm gây mất an ninh trật tự trên địa bàn chiến lược này.
Anh Rơ Mah Hly cùng vợ là chị Ksor Pem và con nhỏ ở làng Cúc, xã Ia O (Ia Grai, Gia Lai) vì nghe lời dụ dỗ, xúi giục của kẻ xấu đã vượt biên sang Campuchia năm 2005. Hậu quả là gia đình anh chị phải lưu lạc gần hai năm. “Vùng đất hứa mà bọn phản động nói đâu không thấy, chỉ thấy sự khổ cực đến tột cùng và nguy hiểm rình rập”, anh Rơ Mah Hly chia sẻ. Còn chị Ksor Pem gạt nước mắt nói: “Lúc đó tôi còn mang bầu, may mà cháu sinh ra khỏe mạnh. Khi trở về quê hương được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và Đồn Biên phòng Ia O, Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai, gia đình chúng tôi mới tìm lại được sự sống”.
 
Anh Rơ Mah Hly (thứ hai từ phải sang) được cán bộ địa phương và Đồn Biên phòng Ia O hướng dẫn kỹ thuật thu hoạch điều. Ảnh: Nguyễn Anh Sơn
Bây giờ thì vợ chồng anh Rơ Mah Hly đang là điển hình phát triển kinh tế của địa phương với gần 2ha điều, 1ha sắn cho thu nhập ổn định. Đồng chí Ksor Tuy, Bí thư Đảng ủy xã Ia O khẳng định: “Người dân đặt niềm tin vào cấp ủy, chính quyền địa phương, chí thú làm ăn, phát triển kinh tế. Đây là cơ sở để củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng. Từ những bài học về quản lý địa bàn năm 2001 và 2004, chúng tôi xác định xây dựng thế trận quốc phòng luôn phải bắt đầu từ lòng dân”.
Tích cực xây dựng "thế trận lòng dân"
Thượng tá Hoàng Văn Sỹ, Tư lệnh Binh đoàn 15 cho biết: “Năm 2018, đơn vị phối hợp với Quân khu 5 và các lực lượng của Bộ Quốc phòng diễn tập chỉ huy-tham mưu một bên, hai cấp trên bản đồ, có một phần thực binh theo kế hoạch A3 trên địa bàn Tây Nguyên đạt kết quả tốt, được thủ trưởng Bộ Quốc phòng đánh giá cao. Điều này một lần nữa khẳng định, Binh đoàn 15 đã thực hiện đúng Thông tư số 117/2017/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của binh đoàn, đặt nhiệm vụ quốc phòng lên trước nhiệm vụ kinh tế”.
Tìm hiểu thực tế chúng tôi được biết, Đảng ủy, Bộ tư lệnh Binh đoàn 15 luôn gắn chặt việc phát triển sản xuất với tăng cường tiềm lực quốc phòng trên địa bàn, đặc biệt là ở địa bàn biên giới, trọng yếu, vùng sâu, vùng xa với quan điểm “mở rộng sản xuất đến đâu, bố trí cụm điểm dân cư đến đó” và góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Đến nay, Binh đoàn 15 đã vận động 12.409 hộ dân (trong đó có 5.434 hộ đồng bào dân tộc thiểu số) với 16.187 lao động (có 7.921 lao động đồng bào dân tộc thiểu số) vào làm công nhân; xây dựng 9 cụm điểm dân cư với 255 điểm tập trung ở các huyện biên giới của tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Quảng Bình, tạo thế trận quốc phòng vững chắc. Cùng với đó, duy trì 11 trường mầm non với 130 điểm trường, 300 lớp học; một trường tiểu học và trung học cơ sở ở xã biên giới Mô Rai (Sa Thầy, Kon Tum), tạo sự yên tâm, tin tưởng cho người dân xây dựng vùng biên giới giàu mạnh.
Phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên, mốc quốc giới, an ninh trật tự thôn, làng phát triển rộng khắp ở các tỉnh Tây Nguyên. Cán bộ biên phòng tăng cường xã và phân công đảng viên sinh hoạt ở các chi bộ thôn, làng cũng đang phát huy hiệu quả. Quân đoàn 3 và các đơn vị của Bộ Quốc phòng, Quân khu 5 đứng chân trên địa bàn ngoài nhiệm vụ trọng tâm huấn luyện, SSCĐ đã tích cực thực hiện phong trào thi đua “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, cuộc vận động “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, góp phần xây dựng thế trận quốc phòng. Đại tá Nguyễn Văn Thế, Phó chính ủy Quân đoàn 3 cho biết: “Trong những năm qua, quân đoàn đã giúp các địa phương gần 21.000 ngày công để phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo; làm 8km đường bê tông, nạo vét 24,5km kênh, mương; sửa chữa và xây mới 40 nhà ở, 2 hội trường thôn… Những việc làm đó của các đơn vị đã góp phần củng cố "thế trận lòng dân" trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên ngày càng vững chắc.
Nguyễn Anh Sơn (QĐND)

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.