Trung đoàn BB 991: Nâng cao chất lượng huấn luyện chiến sĩ mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Để nâng cao chất lượng công tác huấn luyện, một trong những nhiệm vụ quan trọng được lãnh đạo, chỉ huy Trung đoàn Bộ binh 991 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) hết sức quan tâm là nắm bắt và ổn định tư tưởng của chiến sĩ mới.

Đến thăm Trung đoàn Bộ binh 991 vào ngày nghỉ cuối tuần, chúng tôi bắt gặp hình ảnh cán bộ, chiến sĩ đang trò chuyện rất thân tình, cởi mở ngay bên những hàng ghế đá trong khuôn viên đơn vị. Thấy tôi có phần ngạc nhiên, Trung tá Nguyễn Văn Bốn-Phó Chính ủy Trung đoàn, nói ngay: “Đơn vị luôn quán triệt giữa cán bộ và chiến sĩ phải luôn hòa đồng, thân thiện, sâu sát. Có như thế mới kịp thời nắm bắt và ổn định tư tưởng cho chiến sĩ, giúp anh em yên tâm gắn bó, coi đơn vị là nhà”.

 

Cán bộ cấp Đại đội, Trung đoàn trò chuyện, động viên chiến sĩ. Ảnh: A.H
Cán bộ cấp Đại đội, Trung đoàn trò chuyện, động viên chiến sĩ. Ảnh: A.H

Mỗi người mỗi cảnh

Đã có vợ và một đứa con hơn 4 tuổi nên ngày khoác ba lô lên đường nhập ngũ, lòng Nay Triệu (Tiểu đội 8, Trung đội 15) vẫn bộn bề lo lắng. Không chỉ lo cho vợ con, Triệu còn lo cho cha già và em trai kế phải gồng gánh để có tiền nuôi 2 em, 2 cháu đang độ tuổi ăn học. Nhà Triệu ở xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa) cũng có nhiều đất, nhưng đất xấu nên chỉ trồng được 2 sào lúa, 1 ha mì  nhưng năng suất không cao. Vì vậy, trước khi nhập ngũ, dù đã lấy vợ, ở riêng nhưng anh vẫn thường xuyên qua lại phụ giúp bố và em trai chăm sóc vườn cây. Ngoài ra, Triệu còn trích một phần thu nhập làm thêm để phụ bố nuôi các em, các cháu. Nay Triệu trải lòng: “Chị gái tôi bị bệnh chết cách đây 9 năm, anh rể đi lấy vợ khác bên Đak Lak nên 2 cháu (đang học lớp 11 và lớp 2) đều về ở với ông bà ngoại. Trước khi tôi nhập ngũ 8 ngày, mẹ tôi cũng đi theo chị gái vì căn bệnh u gan. Chỉ thương bố và các em, các cháu ở nhà...!”.

Một trong những chiến sĩ có nhiều nỗi niềm trong những ngày đầu nhập ngũ là Trần Phúc Vinh (Tiểu đội 11, Trung đội 16). Chỉ cần ai đó hỏi đến gia đình, Vinh đều khóc vì thương mẹ! Vinh cho biết, bố mất cách đây 9 năm, 2 anh trai đều đã lập gia đình, ở riêng nên chỉ còn anh sống cùng mẹ tại xã Ia Lang (huyện Đức Cơ). Nguồn thu nhập của 2 mẹ con trông hết vào 5 sào cà phê, hồ tiêu. Vinh bộc bạch: “Mẹ tôi bị Zona thần kinh nên sức yếu lắm! Giờ tôi nhập ngũ, không biết những lúc trái gió trở trời có ai bên cạnh lo lắng cho mẹ”. Hoàn cảnh của chiến sĩ Hà Văn Chính (Tiểu đội 3, Trung đội 14) không éo le như 2 đồng đội của mình, nhưng trước khi nhập ngũ, anh cũng phải chắt chiu từng đồng lương làm thợ chỉnh sửa ảnh ở TP. Pleiku để gửi về phụ gia đình tại xã Ayun Hạ (huyện Phú Thiện) chăm sóc ông nội nằm liệt giường đã 6 năm.

Quan tâm, sâu sát từng chiến sĩ

Băn khoăn, lo lắng là thế nhưng chỉ sau một thời gian ngắn gắn bó với đơn vị, được cán bộ trực tiếp quan tâm động viên, đồng chí, đồng đội yêu thương, hỏi han, các chiến sĩ đã dần vơi bớt nỗi nhớ nhà. Thậm chí, nhiều chiến sĩ còn bày tỏ nguyện vọng được phục vụ lâu dài trong quân đội.

Có được kết quả ấy, ngoài việc quan tâm, sâu sát đến từng chiến sĩ, Trung đoàn Bộ binh 991 còn triển khai nhiều giải pháp để họ an tâm tư tưởng. Thượng úy Nguyễn Văn Tâm-Chính trị viên Đại đội Huấn luyện chiến sĩ mới, cho biết: Đại đội có 110 chiến sĩ, trong đó 5 chiến sĩ đã có gia đình và 13 chiến sĩ thuộc hộ nghèo. Trước khi nhận quân, đơn vị đã kiểm tra hồ sơ, nắm hoàn cảnh cụ thể của từng người. Do đó, khi tiếp nhận chiến sĩ mới, đơn vị thường xuyên tổ chức gặp gỡ, động viên.

 

Trung tá Nguyễn Văn Bốn-Phó Chính ủy Trung đoàn Bộ binh 991: “Nhờ làm tốt công tác quản lý, động viên và quan tâm đời sống vật chất, tinh thần, đến nay, 100% chiến sĩ đã yên tâm tư tưởng, xác định tốt nhiệm vụ và nêu cao quyết tâm phấn đấu sau 3 tháng huấn luyện, 100% chiến sĩ đạt yêu cầu, trong đó trên 76% khá, giỏi. Riêng 3 môn tiếng nổ đạt giỏi và đơn vị an toàn tuyệt đối”.

“Đối với những chiến sĩ có hoàn cảnh khó khăn, đơn vị tổ chức gặp gỡ riêng, giáo dục riêng để nâng cao nhận thức, ổn định tư tưởng, qua đó giúp họ xác định rõ tư tưởng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”-Thượng úy Nguyễn Văn Tâm cho hay. Vào những ngày nghỉ, khi người thân lên thăm chiến sĩ, đơn vị cũng tổ chức gặp gỡ để trao đổi tình hình, qua đó kết hợp giữa gia đình với đơn vị để giáo dục, động viên chiến sĩ. Đặc biệt, cán bộ cấp tiểu đội còn cùng ăn, cùng ngủ, cùng sinh hoạt để trò chuyện, trực tiếp giải đáp thắc mắc cho chiến sĩ.

Anh Huy

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.