Trung Quốc, Philippines họp bàn hợp tác khai thác chung ở Biển Đông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo phóng viên tại New York, ngày 14-2, Philippines và Trung Quốc đã đồng ý lập ra một cơ quan đặc biệt nhằm nghiên cứu vấn đề gác lại vấn đề tranh chấp chủ quyền, hợp tác khai thác dầu khí chung tại các khu vực Biển Đông mà hai nước đều có tuyên bố chủ quyền.
 

Các công trình hạ tầng do Trung Quốc xây dựng trên bãi Subi ở Biển Đông.
Các công trình hạ tầng do Trung Quốc xây dựng trên bãi Subi ở Biển Đông.

Trước đó, vào ngày 13-2, các quan chức ngoại giao hai nước đã tiến hành nhóm họp lần thứ 2 liên quan đến khung hợp tác song phương giữa hai nước.

Ông Chito Sta. Romana, Đại sứ Philippines tại Trung Quốc cho biết, việc thiết lập cơ quan đặc biệt chỉ là bước khởi đầu, tuy nhiên quyết định hình thành nhóm làm việc chung về hợp tác trên lĩnh vực năng lượng là "một bước đột phá".

Dư luận cho rằng, việc xây dựng các dự án khai thác chung sẽ vô cùng phức tạp và nhạy cảm khi cả hai bên đều tuyên bố chủ quyền đối với các khu vực có trữ lượng dầu khí này, vì việc khai thác chung có thể tạo ra sự hiểu nhầm bên này chấp nhận tuyên bố chủ quyền, thậm chí nhường lại chủ quyền cho bên kia.

Trên thực tế, ý tưởng khai thác chung được đưa ra từ năm 1986 tuy nhiên do các tranh chấp liên quan đến vấn đề chủ quyền nên hết sức phức tạp, nhất là lập trường của Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền tại Biển Đông đã khiến ý tưởng không thể được triển khai.

Philippines là quốc gia lệ thuộc nhiều vào các nguồn năng lượng nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đang phát triển nhanh. Nguồn khí đốt tự nhiên nội địa của nước này tại khu vực ngoài khơi Malampaya được dự báo là sẽ bị cạn kiệt vào năm 2024. Do đó, Manila đang tìm cách bù đắp sự thiếu hụt nguồn năng lượng nhằm duy trì sự phát triển của nền kinh tế.

Ông Malampaya cho biết thêm, ngoài nhóm đặc biệt, hai bên cũng sẽ hình thành nhóm hợp tác chung để giải quyết các vấn đề chủ quyền và "ngăn chặn bất kỳ vấn đề khủng hoảng nào có thể leo thang".

Quan chức cấp cao của Philippines cũng cho rằng các quốc gia ASEAN và Trung Quốc sẽ nối lại các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) vào tháng tới.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.