Quân đoàn 3: Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, cứu nạn cứu hộ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nếu như trước đây, khi đề cập đến khí hậu ở Tây Nguyên, mọi người sẽ nghĩ ngay đến một khu vực tuy có 2 mùa (mùa khô và mùa mưa) nhưng ôn hòa hơn so với một số khu vực khác trong cả nước, và nằm cách xa bờ biển nên ít bị tác động trực tiếp của gió bão.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên diễn biến thời tiết ở Tây Nguyên ngày càng bất thường và cực đoan. Có những lúc mưa dồn dập, lũ lụt, lốc xoáy kinh hoàng gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản cho nhân dân; có lúc hạn hán kéo dài, nguồn nước cạn kiệt, nguy cơ cháy rừng luôn ở cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm. Đặc biệt, càng ở vùng sâu, vùng xa thì càng chịu nhiều thiệt hại do thiên tai gây ra.

 
  Lữ đoàn Công binh 7 đưa nhân dân qua sông trong mùa mưa bão.            Ảnh: S.T
Lữ đoàn Công binh 7 đưa nhân dân qua sông trong mùa mưa bão. Ảnh: S.T

Quân đoàn 3 đứng chân trên địa bàn các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đak Lak, Bình Định với nhiệm vụ trọng tâm là huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi. Ngoài ra, Quân đoàn còn có nhiệm vụ làm tốt công tác vận động nhân dân chấp hành và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; cùng cấp ủy, chính quyền, lực lượng vũ trang trên địa bàn giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; giúp nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo; phòng-chống cháy nổ, lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; tham gia xây dựng khu vực phòng thủ, thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn.

Trong những năm qua, Quân đoàn 3 đã có nhiều giải pháp nâng cao khả năng cơ động thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện biến đổi khí hậu, góp phần hoàn thành nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và phòng-chống thiên tai, cứu nạn cứu hộ. Điển hình như trong hai cơn bão số 9 và 11 năm 2009, Quân đoàn 3 đã huy động trên 11.200 lượt cán bộ, chiến sĩ với trên 311 chuyến ô tô, 28 xe cầu phà cơ động giúp đỡ trên 5 ngàn người dân vùng lũ gặp nạn ở 4 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Bình Định, Phú Yên và hơn 200 người dân tỉnh Ratanakiri (Campuchia); vận chuyển hơn 30 tấn gạo với quãng đường bộ trên 60 km; khắc phục 3 cầu do lũ đánh sập, trong đó bắc và duy trì cầu phao dài 90 mét, trọng tải 60 tấn ở Đak Ruồng (tỉnh Kon Tum), bảo đảm giao thông thông suốt từ Tây Nguyên đi Quảng Ngãi.

Đầu mùa khô năm 2013, với quyết tâm không để “giặc lửa” tấn công thiêu cháy những cánh rừng đầu nguồn, gần 1.000 cán bộ, chiến sĩ của Sư đoàn 10, Sư đoàn 320, Lữ đoàn Công binh 7, Tiểu đoàn 827 (Cục Hậu cần), Tiểu đoàn 29 (Bộ Tham mưu)... đã hành quân trong đêm, vượt qua nhiều khe suối, núi cao hiểm trở chiến đấu với giặc lửa, cứu hàng ngàn ha rừng ở Tân Cảnh (Kon Tum), Bắc Biển Hồ và đỉnh đèo Mang Yang (Gia Lai). Quân đoàn 3 cũng đã huy động hàng ngàn ngày công giúp nhân dân nhiều địa phương chống hạn, khai hoang, phục hóa đất nông nghiệp, dựng nhà sau lốc xoáy…

Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, nâng cao khả năng cơ động, chủ động trong ứng phó với biến đổi khí hậu, theo Đại tá Bùi Huy Biết-Phó Chính ủy Quân đoàn 3, một mặt đơn vị sẽ thường xuyên giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ hiểu rõ thực trạng biến đổi khí hậu, những tác động của nó nói chung và Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nói riêng. Mặt khác, Quân đoàn sẽ tập trung quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết 765-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương về “Lãnh đạo nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2013-2020 và những năm tiếp theo”; tập trung huấn luyện cho bộ đội sử dụng thành thạo các loại vũ khí, khí tài, trang bị kỹ thuật trong biên chế; thành thạo tác chiến độc lập, tác chiến theo nhiệm vụ, nâng cao khả năng tác chiến khi được tăng cường binh khí kỹ thuật và trong khu vực phòng thủ; kịp thời xử lý tốt các tình huống. Bên cạnh đó, Quân đoàn sẽ tăng cường huấn luyện thực hành, dã ngoại, huấn luyện đêm, cứu hộ, cứu nạn… lấy huấn luyện chiến thuật làm trung tâm, huấn luyện kỹ thuật làm cơ sở; kết hợp chặt chẽ huấn luyện với rèn luyện thể lực, hành quân xa, mang vác nặng; công tác hậu cần, kỹ thuật phải được quan tâm tiến hành toàn diện, hiệu quả, quán triệt và thực hiện đúng phương châm “4 tại chỗ” trong phòng-chống thiên tai.

Sơn Tùng

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.