Nâng cao hiệu quả công tác phòng-chống vượt biên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau hơn một năm nghiên cứu, mới đây, đề tài “Bộ đội Biên phòng tỉnh phòng-chống người dân tộc thiểu số Tây Nguyên vượt biên trái phép” đã được Hội đồng Khoa học và Công nghệ Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng nghiệm thu, đánh giá đạt loại xuất sắc. Theo Thiếu tướng Hoàng Đăng Nhiễu-Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu, đề tài đã xác định rõ nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng và có giá trị thực tiễn cao.

Trước tình hình vượt biên diễn biến phức tạp trên tuyến biên giới Việt Nam-Campuchia nói chung và tuyến biên giới của tỉnh nói riêng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã giao cho Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh nghiên cứu đề tài “Bộ đội Biên phòng tỉnh phòng-chống người dân tộc thiểu số Tây Nguyên vượt biên trái phép”. Phạm vi về thời gian nghiên cứu từ năm 2001 đến tháng 5-2015. Theo Đại tá Vũ Trọng Tiệp-Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Chủ nhiệm đề tài, mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác phòng-chống người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên vượt biên, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng-chống người dân tộc thiểu số vượt biên. Đề tài đã tập trung phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận để làm cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động của Bộ đội Biên phòng tỉnh đấu tranh phòng-chống vượt biên; đi sâu phân tích về đặc điểm tình hình có liên quan, đánh giá khái quát tình hình vượt biên từ năm 2001 đến tháng 5-2015… và đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng-chống người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên vượt biên.

 

Quang cảnh buổi nghiệm thu, đánh giá đề tài. Ảnh: A.H
Quang cảnh buổi nghiệm thu, đánh giá đề tài. Ảnh: A.H

Với vai trò nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới, những năm qua, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng để tạo sức mạnh tổng hợp trong đấu tranh phòng-chống vượt biên. Từ năm 2001 đến tháng 5-2015, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã trực tiếp và phối hợp tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân trên khu vực biên giới được 9.440 buổi/220.190 lượt người tham gia về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận động người dân tham gia tự quản đường biên, cột mốc; nâng cao tinh thần cảnh giác không để kẻ xấu xúi giục, kích động, lôi kéo vượt biên...
 

Thiếu tướng Hoàng Đăng Nhiễu-Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy ở các trường trong lực lượng Bộ đội Biên phòng. Đồng thời làm cơ sở cho các đơn vị Bộ đội Biên phòng nói riêng, các tỉnh Tây Nguyên nói chung nghiên cứu vận dụng trong thực tiễn công tác nhằm nâng cao hiệu quả phòng-chống người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên vượt biên.

Cùng với đó, Bộ đội Biên phòng tỉnh cũng triển khai đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng, nắm bắt, trao đổi thông tin tình hình có liên quan đến hoạt động vượt biên của người dân tộc thiểu số; đánh giá, xác định địa bàn, đường hướng và hành lang vượt biên của các đối tượng... Nhờ đó, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã phát hiện, triệt phá nhiều đường dây liên quan đến vượt biên; chủ động xác lập các chuyên án, triển khai các kế hoạch nhằm đấu tranh ngăn chặn các đường dây câu móc, lôi kéo người dân tộc thiểu số vượt biên trên khu vực biên giới.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình, đề tài cũng đưa ra 5 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng-chống người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên vượt biên, gồm: nâng cao hiệu quả hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo cho cán bộ chỉ huy và nhận thức, năng lực cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng; nâng cao hiệu quả thu thập, xử lý tin; vận dụng linh hoạt, đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng; phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng vũ trang và cả hệ thống chính trị; đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Đại tá Vũ Trọng Tiệp cho rằng, trong các giải pháp trên thì giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo cho cán bộ chỉ huy và nhận thức, năng lực cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh trong đấu tranh phòng-chống người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên vượt biên mang tính nền tảng và tiên quyết, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của Bộ đội Biên phòng tỉnh trong đấu tranh phòng-chống tội phạm nói chung và phòng-chống vượt biên nói riêng.

Anh Huy

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.