Những ngôi làng "4 không, 5 có"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- “4 không, 5 có” là những tiêu chí cần có để xây dựng làng phụ nữ kiểu mẫu. Và chính những tiêu chí ấy đã làm thay đổi cách nghĩ, cách làm, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; hệ thống chính trị tại các làng ngày càng được củng cố, tỷ lệ đảng viên tăng, đặc biệt là tỷ lệ đảng viên nữ...

281 hộ thoát nghèo

Trong số 19 làng phụ nữ kiểu mẫu, chỉ có làng Klũ (xã Ia Drăng, huyện Chư Prông)-làng điểm của tỉnh, ra mắt vào năm 2007 và làng Tờ Mật (xã Đông, huyện Kbang) ra mắt năm 2010, số còn lại đều được xây dựng trong giai đoạn 2012-2014. Theo khảo sát ban đầu, tại 19 làng phụ nữ kiểu mẫu hiện có 1.495 hội viên phụ nữ; còn 541/2.190 hộ nghèo (chiếm 24,7%); 247 hộ còn ở nhà tạm, nhà tranh tre, dột nát; 278 người mù chữ… Ngay khi triển khai nhân rộng mô hình, các cấp Hội đã xác định gắn các tiêu chí “4 không, 5 có” với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới và huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Riêng với tiêu chí “4 không” (không hộ đói, giảm hộ nghèo, không có gia đình mắc các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan và vi phạm pháp lệnh dân số; không có người trong độ tuổi mù chữ; không có người tham gia tổ chức phản động FULRO và vượt biên trái phép), các cấp Hội đặc biệt quan tâm tới tiêu chí không có hộ đói, giảm hộ nghèo, tăng hộ khá.

 

Ảnh: Anh Huy
Ảnh: Anh Huy

Cụ thể, trong 3 năm (2012-2014), các cấp Hội đã phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Chính sách Xã hội giải quyết cho 1.002 hộ gia đình hội viên phụ nữ vay gần 12 tỷ đồng để đầu tư vào phát triển cây cà phê, cao su, hồ tiêu, mì, mía… Chưa hết, các cấp Hội còn thành lập các tổ xoay vòng vốn giúp chị em vay không tính lãi hoặc lãi suất thấp với số tiền gần 600 triệu đồng, giải quyết cho 72 chị vay. Đồng thời vận động cán bộ, hội viên đóng góp để hỗ trợ cho người dân và các hộ nghèo, cận nghèo với 5.374 ngày công lao động cùng 2.475 kg lúa giống, 25.485 cây giống, 367 con giống các loại, 3.500 kg phân bón…

Cùng với việc hỗ trợ vốn, Hội còn phối hợp mở các lớp dạy nghề ngắn hạn cho hội viên phụ nữ và người dân, như: dệt thổ cẩm, tập huấn kỹ thuật trồng lúa nước, kỹ thuật trồng ớt, hướng dẫn quy trình chăm sóc cây trồng, vật nuôi và tuyên truyền, hướng dẫn hội viên phụ nữ thực hiện tiết kiệm và biết cách tính toán hợp lý trong chi tiêu, biết áp dụng kiến thức đã được tập huấn vào sản xuất, chăn nuôi… Nhờ vậy, mức sống của người dân trong các làng đã được cải thiện rõ rệt, đã có 281/541 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,6%.

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nếu như trước đây, một số ngôi làng vẫn còn tình trạng xả rác bừa bãi xung quanh nhà và tràn ra đường làng; nuôi nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm sàn nhà, ngay trước sân… thì giờ đây tình trạng này đã hạn chế đến mức tối đa. Những ngôi làng này đã được dọn dẹp sạch sẽ từ trong ra ngoài, xung quanh nhà còn được rào giậu cẩn thận bằng hệ thống cây xanh, lưới B40… Ở một số làng, chị em phụ nữ còn sắp xếp một tuần một lần vào các ngày thứ bảy hoặc chủ nhật tập trung dọn dẹp vệ sinh xung quanh nhà ở, đường làng, phát quang bụi rậm, khai thông cống rãnh… Chính các chị cũng tự nhắc nhở nhau trong việc không được thả rông, phải làm chuồng trại nuôi nhốt xa nơi ở…

Bà Trần Ngọc Chi-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, cho biết: Giai đoạn 2012-2014, các cấp Hội đã phối hợp cùng chính quyền, ban nhân dân thôn vận động nhân dân trong làng hiến đất, góp công, góp tiền làm các đường xương cá trong làng với chiều dài 4,3 km, nhờ đó, đường giao thông đi lại của bà con trong thôn, làng đều được bê tông hóa; vận động các hộ dân làm hàng rào quanh nhà bằng cây xanh, bằng lưới B40… Các chi hội phụ nữ còn thực hiện các mô hình: đoạn đường không rác, đoạn đường phụ nữ tự quản để đảm bảo vệ sinh môi trường; đã có 534 hộ gia đình đào hố rác trong vườn nhà, 173 hộ di dời chuồng gia súc xa nhà, giữ vệ sinh nguồn nước, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh… góp phần bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp.

Bên cạnh đó, các cấp Hội cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong làng nâng cao tinh thần cảnh giác, tuyệt đối không nghe, không tin lời kẻ xấu xúi giục, không vượt biên và gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; tham gia tố giác tội phạm và tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, an ninh nông thôn… Mặt khác, vận động những người có uy tín tham gia vào tổ chức chính trị của làng và những người có điều kiện, khả năng về mọi mặt tham gia vào tổ hòa giải, tổ dân quân tự vệ, ban Công an tham gia giữ gìn an ninh nông thôn… Hiện nay, trên địa bàn 19 làng phụ nữ kiểu mẫu có 2.695 giáo dân đều chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Hàng năm có 1.638 hộ đạt gia đình văn hóa (tỷ lệ 73,2%) và 19/19 làng đạt làng văn hóa.

Anh Huy

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.