Cách bảo quản bánh chưng chống nấm mốc, ôi thiu ngày Tết cổ truyền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tết cổ truyền của dân tộc không thể thiếu cặp bánh chưng ngon. Món bánh chưng sẽ được đặt trên bàn thờ gia tiên suốt dịp lễ Tết. Vì vậy, bánh chưng sẽ phải bảo quản thật tốt để không bị mốc và bị hỏng trong thời gian này.

Để bảo quản bánh chưng tốt và gói được bánh chưng ngon nằm từ khâu sơ chế, chọn lựa thực phẩm cho đến khâu bảo quản cuối cùng.

Khâu gói bánh

 

 

Bí quyết để bánh chưng để được lâu, không bị ôi thiu là phải chọn lựa được thực phẩm chất lượng. Hãy chọn gạo nếp thơm ngon, thịt mỡ và dưa hành chuẩn sạch.

Khâu chọn lá gói cũng vô cùng quan trọng. Chọn lá bản to, dễ gói và phải rửa thật sạch, hong khô lá trên bếp hoặc phơi nắng để lá không còn giọt nước nào thì bánh chưng sẽ bảo quản được lâu hơn.

Luộc bánh

 

 

Bánh chưng nếu để lâu gạo nếp bên trong thường bị "lại gạo" sống lại, không còn dẻo và thường bị nấm mốc. Do đó khâu luộc bánh hết sức quan trọng.

Phải luộc bánh thật chín, thật kỹ để bánh thật mềm và giữ bánh được lâu.

Sau khi luộc xong, phần nhớt từ gạo nếp và bánh phủ ngoài có thể sẽ làm cho bánh nhanh bị hỏng. Vì vậy, hãy rửa bánh qua nước ấm. Cách này sẽ gột sạch chất nhớt phủ ngoài bánh.

Luộc xong phải ép bánh cho ra hết nước giữa các lớp lá và để bánh phẳng và mịn. Ép trong vài giờ để bánh chắc lại thì phần nhân bánh sẽ được kết dính lại không cho không khí lọt vào chống ôi thiu.

Bảo quản bánh

 

 

Nên để bánh chưng ở chỗ thoáng, tránh đặt chỗ nóng quá hay lạnh quá. Nếu để tủ lạnh cũng không nên để nhiệt độ quá thấp bởi gạo nếp sẽ nhanh bị sống lại.

Tránh cho bánh vào túi nilong và bọc kín vì bánh sẽ bị hấp hơi và rất nhanh hỏng. Nếu như là bánh đã cắt thì không nên để trần. Bọc bánh lại bằng màng bọc thực phẩm để ngăn vi khuẩn xâm nhập vào.

Thanh Vân/Reatimes.vn

Có thể bạn quan tâm

Vào mùa làm chậu kiểng ở Gia Lai

Vào mùa làm chậu kiểng ở Gia Lai

(GLO)- Ở TP. Pleiku, các cửa hàng bán hoa, cây cảnh đảm nhiệm luôn việc đúc chậu kiểng. Dù là việc quanh năm, song mỗi dịp Xuân về, các cơ sở làm chậu kiểng tại Phố núi lại trở nên nhộn nhịp hơn bởi phải cung ứng một lượng lớn sản phẩm cho thị trường Tết.