Hướng dẫn cách gói bánh tét chuối thơm ngon đón Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bên cạnh cách gói bánh tét truyền thống, người miền Nam hay học cách làm bánh tét nhân chuối. Bánh tét nhân chuối vừa thơm vừa ngọt, rất hợp với người ăn chay. Cách thức gói và nấu bánh tét chuối cũng như cách gói bánh tét thông thường.

Ngày Tết tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long dù thiếu thốn đến mấy thì gia đình nào cũng gói những đòn bánh tét chuối dân dã thơm ngon để đón Tết. Chính vì vậy, bánh tét chuối làm nên nét đẹp ẩm thực đầu năm của khu vực nơi đây. Nếu bạn chưa biết cách gói bánh tét chuối.

Nguyên liệu học cách gói bánh tét chuối khá đơn giản cho bạn chuẩn bị:

1 kg gạo nếp

1 ít đậu đỏ, đậu đen (cái này tùy thích)

1 vài lá dứa, rửa sạch thái nhỏ vắt lấy nước.

12 trái chuối sứ chín mùi, lột vỏ.

1 trái dừa tươi nạo ra lấy nước cốt dừa (hoặc dùng 1 lon nước cốt dừa)

2 muỗng café muối

3 muỗng canh đường

Lá chuối tươi rửa sạch, lau khô

 

Chuối sứ - loại quả làm nên hương vị thơm ngon cho bánh tét chuối nổi tiếng.
Chuối sứ - loại quả làm nên hương vị thơm ngon cho bánh tét chuối nổi tiếng.

Bánh tét chuối thơm ngon là nhờ nhân chuối. Chuối phải là loại chuối sứ chín tỏa mùi thơm nức, bạn lột vỏ chuối rồi cho thêm chút muối đường vào chuối cho nhân đậm đà.
 

Nếp ngâm với nước cốt lá dứa cho có màu xanh đẹp mắt và mùi thơm.
Nếp ngâm với nước cốt lá dứa cho có màu xanh đẹp mắt và mùi thơm.

Nếp để gói bánh tét ngâm khoảng 6 giờ, vớt ra, xả lại nhiều lần nước lạnh, để ráo. Nếu thích phần gạo nếp có màu xanh, bạn có thể dùng thêm lá dứa. Lá dứa xắt nhỏ, giã nát vắt lấy nước cốt mầu xanh có mùi thơm.
 

Trải lá chuối sạch ra, sau đó bạn dàn đều nếp.
Trải lá chuối sạch ra, sau đó bạn dàn đều nếp.

Sau đó, bạn bắc chảo nóng, cho nếp vào xào, thỉnh thoảng rưới nước cốt dừa và nước lá dứa vào trộn cho đều, khoảng 15 phút cho nếp hơi ra nhựa thì cho thêm một it nước cốt dừa trộn đều xong nhắc ra khỏi bếp. Nhớ canh sao để nếp đừng bị nhão hay quá chín, chỉ hơi ra nhựa dính nhau để gói cho dễ.
 

Cho nhân chuối sứ vào.
Cho nhân chuối sứ vào.

Lá chuối để gói bánh tét cần được rửa sạch, rồi lau khô. Trong quá trình rửa lá chuối, bạn hết sức nhẹ nhàng tránh để lá chuối bị rách.

Rải lá chuối rồi cho phần nếp trải đều lên trên. Xúc nếp đổ vào giữa lá, dàn đều nếp ra theo chiều dài. Phần nếp sẽ có màu xanh nếu bạn nấu nếp với lá dứa xoay nhuyễn, để tạo thêm sự phong phú và đẹp mắt cho món bánh tét ngày Tết.

 

Sau đó bạn gấp lá chuối lại, dùng lạt buộc cho thật đều.
Sau đó bạn gấp lá chuối lại, dùng lạt buộc cho thật đều.

Cho chuối sứ vào giữa của bánh tét, cho đủ để chuối và phần nếp cùng độ dài.
 

Sau đó bạn cho bánh tét lên luộc tầm khoảng 10 tiếng cho bánh tét dền gạo, dẻo thơm nhé!
Sau đó bạn cho bánh tét lên luộc tầm khoảng 10 tiếng cho bánh tét dền gạo, dẻo thơm.

Dùng dây lạt buộc đều, chặt tay để tạo thành một đòn bánh tét dài và tròn đều.

Để luộc bánh tét ngon, bạn cho lá chuối còn thừa xuống đáy nồi, xếp bánh tét đã gói xong cho vào nồi, đổ nước ngập bánh, đun lửa nấu liên tục trong vòng 8- 10 tiếng. Bánh được nấu với lửa thật to. Khi nước cạn dần, bạn có thể thêm vào cho đầy nồi bánh. Tùy theo số lượng bánh nhiều hay ít, sẽ nấu bánh lâu hay mau.

Bánh tét chín, vớt bánh ra cho ráo nước. Treo bánh tét vào nơi thoáng sẽ để được bánh trong thời gian lâu hơn. Và chúng ta cùng cắt bánh tét nhân chuối ra ăn thử.

 

Bánh tét chuối thơm nức, phần nhân chuối khi luộc sẽ có màu hồng thơm ngon, đẹp mắt.
Bánh tét chuối thơm nức, phần nhân chuối khi luộc sẽ có màu hồng thơm ngon, đẹp mắt.

Bánh tét nhân chuối hấp dẫn người thưởng thức bởi phần nếp mềm thơm, dẻo quánh; nếu dùng thêm nước lá dứa, phần nếp vừa xanh lại thoang thoảng mùi lá nếp thơm lừng. Phần chuối ngọt đậm đà khiến người ăn cứ xuýt xoa khen ngon mãi không thôi. Hương thơm và nét đặc trưng từng nguyên liệu làm bánh tét nhân chuối quyện vào nhau, tạo nên một hương vị đặc trưng rất riêng của ngày Tết.

GLO (st)

Có thể bạn quan tâm

Vào mùa làm chậu kiểng ở Gia Lai

Vào mùa làm chậu kiểng ở Gia Lai

(GLO)- Ở TP. Pleiku, các cửa hàng bán hoa, cây cảnh đảm nhiệm luôn việc đúc chậu kiểng. Dù là việc quanh năm, song mỗi dịp Xuân về, các cơ sở làm chậu kiểng tại Phố núi lại trở nên nhộn nhịp hơn bởi phải cung ứng một lượng lớn sản phẩm cho thị trường Tết.