Ăn tết nhà chồng, bùi ngùi nhớ tết 'mệt mà vui của mẹ'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tôi ngẫm nghĩ thấy lạ, bình thường mỗi lần nghe đến tết, tôi đều cảm thấy 'hoảng hồn' vì biết sắp phải làm biết bao nhiêu là việc, nhưng năm nay lại cảm thấy bùi ngùi...
 Mẹ già với xuân - Ảnh: Gia Tiến
Mẹ già với xuân - Ảnh: Gia Tiến
Tôi đã 27 cái xuân xanh và có tận 26 cái xuân ăn tết cùng gia đình, 1 năm duy nhất tôi không đón tết cùng gia đình khi đi du học xa nhà. Và năm nay lại thêm một năm nữa tôi không có cơ hội mở toang cửa nhà mình vào sáng mùng một. Lý do: tôi đã theo chồng.
Đáng lẽ hai vợ chồng tôi sẽ về quê ngoại trước ít ngày (vì quê ngoại gần hơn) rồi sẽ quay lại quê nội, để có thể cùng đón tết bên cả hai gia đình nhưng vì đang mang em bé mới mấy tháng đầu, cả ba mẹ lẫn chồng đều không muốn tôi đi lại nhiều. Nên năm nay, tôi chỉ được ăn tết một bên.
Còn ít ngày nữa là tết, tôi vẫn chưa hình dung được cảm giác ăn tết quê chồng ra sao, chỉ cảm thấy một chút nhớ nhung những ngày tết bên gia đình khi nghe bạn bè dưới quê hỏi "khi nào mày về quê ăn tết?"
Nghĩ thấy lạ, bình thường mỗi lần nghe đến tết, tôi đều cảm thấy "hoảng hồn". Mẹ tôi theo chủ nghĩa hoàn hảo nên mỗi lần nghỉ tết về quê, là tôi có biết bao nhiêu việc phải làm, làm cho sạch sẽ, làm cho gọn gẽ, làm cho đẹp đẽ.
Nào là lau cửa, lau nhà, lau quét màng nhện, lau chùi bếp núc, rửa ráy chén đĩa ly, tách... Vì nhà là nhà "tự" nên còn có cả một căn gác đặt bàn thờ thật rộng, thật dài, tôi dọn mãi dọn hoài mà mẹ vẫn chưa năm nào nói rằng bà cảm thấy ưng mắt. 
Chưa kể là mùng mền chiếu gối, thứ gì giặt được là mẹ lôi ra giặt cả. Dọn từ 25 tết tới tận sáng mùng một mẹ vẫn chưa cho tôi nghỉ ngơi. Thật là "cực hình". Ba tôi vẫn bảo bà rằng, "tết nhất, con cháu về chơi thảnh thơi, bà lại đi "hành xác" nó, vậy thôi khỏi ăn tết đi cho rồi". 
Nếu 25 đã lau rửa nhà rồi thì tối 30, mẹ lại bắt lau lại, rồi sáng sớm mùng một, lại bắt phải lau lại lần nữa. Nói thật là nhiều khi tôi nổi quạu và đã mặc kệ nhiều lần, nhưng cứ thấy mẹ lui cui làm "mình ên" thì tôi lại không cầm lòng được. 
Chưa kể là tối 29, mẹ cặm cụi ngồi chưng bàn thờ, sắp mâm ngũ quả, xếp giấy cúng ông bà, cắm hoa cắm đèn, tôi nào mà ngủ cho yên nên phải ráng thức cùng mẹ dù đã mệt phờ tai. 
Ba ngày tết cũng chẳng được thong thả, vì sáng sớm tờ mờ phải vật dậy sắp bánh mứt, cắt bánh tét chưng bàn thờ, trưa cũng phải đi chợ mua đồ chay về nấu cúng. Chỉ có buổi tối các mùng là tôi mới được tung ta tung tẩy.
Thế nhưng lạ là ở chỗ, dù mệt mà tôi lại thấy thích, thích cảm giác hồi hộp, mong chờ trước khi mua được vé xe về quê. Thích cảm giác phấn khởi khi tự tay lựa chọn cho ba mình đôi dép mới cho mẹ mình một chiếc áo mới. 
Thích được tay xách nách mang, bao nhiêu là thứ quà cáp, bánh kẹo linh tinh cho tụi cháu, em trong họ hàng, làng xóm.
Và là "cực hình" hay "hành xác" đến mấy đi nữa cũng vẫn thấy vui khi được xoắn tay áo lên rửa ráy nhà cửa, phát quang vườn tược, và cả cái cảm giác thức đêm đếm từng giây đón giao thừa... thích cảm giác sướng như điên lên khi được thưởng thức nồi thịt kho măng to chảng do mẹ nấu... 
Tôi thích tất cả.
Năm nay tôi không có cơ hội trải qua những cảm giác ấy nữa. Lúc trước hay than thở, tết thật là mệt, bây giờ nghĩ tới việc không được về quê cảm thấy thiếu thốn, tiếc nuối, buồn bã. 
Chưa biết ăn tết bên chồng sẽ vui vẻ ra sao nhưng chỉ nghĩ đến cảnh thiếu vắng mình trong ba ngày tết, là thấy tủi thân... 
Rồi sẽ không có ai phụ ba chùi rửa lư đồng, không có ai phụ mẹ cắm hoa, không có ai cùng ba trang hoàng nhà cửa, không có ai cùng mẹ nấu thức ăn cúng ông bà. Rồi nhà cũng sẽ quạnh quẽ, đìu hiu vì có khi bạn bè của con cũng chẳng còn ghé chơi nhà nữa. 
Ôi, những cái tết tuyệt vời của tôi... sao mà nhớ...
Nguyễn Hoàng Anh Thơ (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Chiều 26/1, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng đông đảo kiều bào về dự chương trình Xuân quê hương 2019, đã thực hiện nghi thức thả cá chép tại Hồ Gươm, theo truyền thống của dân tộc Việt Nam, nhân dịp Tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp hàng năm), cầu cho quốc thái dân an, đất nước thái bình, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Hoài niệm Tết

Hoài niệm Tết

(GLO)- Thế là tôi đã có gần 40 cái Tết với Pleiku rồi. Không biết như thế là dài hay ngắn nhỉ? Dài ngắn chả biết nhưng đã có đến 3 thế hệ nhà tôi ăn Tết ở đây. Thế hệ đầu tiên là tôi, tất nhiên. Ăn 3 cái Tết cô đơn ở Pleiku thì… lấy vợ.
Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Đối với người Việt, Tết cổ truyền không chỉ là thời khắc được quay quần bên gia đình, người thân, bạn bè mà còn là nét văn hóa truyền thống đã có từ hàng ngàn năm nay. Dù cuộc sống có bộn bề, thiếu thốn thì mỗi gia đình người Việt Nam đều cố gắng chuẩn bị một cái Tết thật vui vẻ, tươm tất nhất có thể.
Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

(GLO)- Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán 2018. Năm nay, dù kinh tế còn khó khăn nhưng người dân trên địa bàn tỉnh vẫn cố gắng chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đủ đầy, ấm áp.
Áo dài xuống phố

Áo dài xuống phố

Vài năm gần đây, xu hướng người trẻ mặc áo dài tại các sự kiện như lễ, tết, sinh nhật… trở nên phổ biến.
Tết gần kề, ký ức ùa về

Tết gần kề, ký ức ùa về

Fountain Valley, nơi tôi định cư trong những năm qua, mỗi khi Tết đến là những ký ức lại hiện về.Ba cái Tết rồi xa nhà, nhịp sống những ngày đầu năm mới âm lịch dường như
Phong vị Tết cổ truyền

Phong vị Tết cổ truyền

(GLO)- Tết cổ truyền là lúc sum vầy, đoàn tụ, cũng là dịp để người dân có cơ hội thưởng thức phong vị, phong tục độc đáo trong đời sống văn hóa của các dân tộc, đặc biệt là ở xã Tơ Tung (huyện Kbang)-nơi tụ cư của 13 dân tộc anh em.