Giải bài toán giữ rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Giao đất, giao rừng cho người dân, hộ gia đình và cộng đồng dân cư là mô hình quản lý hiệu quả nhất vì không ai giữ rừng tốt bằng người dân tại chỗ. Đây là nội dung mà ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai kiến nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác của Chính phủ tại buổi làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ngày 30-11 vừa qua.

Mất rừng do quản lý kém

Ông Nguyễn Nhĩ-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, kiêm Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh-cho biết, theo Quyết định số 1927/TTg-KTN ngày 2-11-2016 của Thủ tướng Chính phủ phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia, Gia Lai có đến 741.000 ha đất rừng phòng hộ, đặc dụng, rừng sản xuất, chiếm trên 48% diện tích tự nhiên của tỉnh. Hiện nay, nguồn tài nguyên này chưa đóng góp nhiều cho lợi ích của địa phương. Việc quản lý, bảo vệ rừng lâu nay gần như phó thác cho các ban quản lý rừng, các công ty lâm nghiệp, tổ chức nhà nước, còn hộ gia đình và cá nhân chiếm chưa đến 1% diện tích đã giao. “Qua nhiều năm, tôi nhận thấy mô hình này mặc dù được Nhà nước đầu tư nhân lực, vật lực nhưng hiệu quả chưa cao, rừng vẫn thường xuyên bị mất, nguy cơ đe dọa mất rừng vẫn xảy ra”-ông Nhĩ nêu thực tế.

 Chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho người dân xã Kon Pne (huyện Kbang). Ảnh: M.N
Chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho người dân xã Kon Pne (huyện Kbang). Ảnh: M.N



Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cũng cho biết: Hiện nay, cấp xã đang quản lý 236.000 ha đất rừng và đất lâm nghiệp, chiếm 1/3 diện tích rừng của tỉnh. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là việc phân cấp cho các xã quản lý không hiệu quả. Chính vì vậy, việc mất rừng, kỷ luật cán bộ bảo vệ rừng luôn diễn ra. Nguyên nhân là do khả năng quản lý của lực lượng bảo vệ rừng tại các đơn vị, địa phương không kham nổi nhiệm vụ. Lâu nay, các ngành liên quan cứ loay hoay mãi bài toán quản lý, bảo vệ rừng.

Kết quả rà soát 3 loại rừng năm 2017 cho thấy, nhiều xã trên địa bàn tỉnh có diện tích rừng lớn như: Ia Tul (huyện Ia Pa) có diện tích lớn nhất với 22.180 ha,  Đak Kơ Ning (huyện Kông Chro) hơn 8.468 ha, Ia Rsai (huyện Krông Pa) trên 6.740 ha, Yang Nam (huyện Kông Chro) gần 6.100 ha… Trong đó, diện tích rừng xã Ia Tul được giao quản lý, bảo vệ giáp ranh với huyện Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên), xã Ia Rsai (huyện Krông Pa), Đak Song, Đak Kơ Ning (huyện Kông Chro) nên công tác giữ rừng ở khu vực này vô cùng phức tạp.

Ông Siu Sứ-Chủ tịch UBND xã Ia Tul-cho biết: Ngoài 7.000 ha rừng giao khoán cho 660 hộ dân thuộc 6 buôn trên địa bàn, hơn 15.000 ha rừng còn lại, chính quyền xã phải huy động lực lượng chuyên môn của xã, đoàn thể, dân quân cho đến cán bộ thôn, làng tổ chức thành các đội phối hợp với kiểm lâm địa bàn thường xuyên tuần tra, bảo vệ. Tuy vậy, tình trạng phá rừng lấy đất làm rẫy của những hộ dân từ những địa phương khác đến vẫn thường xuyên diễn ra. “Chúng tôi đề xuất tỉnh sớm thành lập Ban Quản lý rừng để giữ diện tích này tốt hơn. Bởi cán bộ làm công tác hành chính nhưng phần lớn thời gian lại dành cho nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, về lâu dài không thể kham nổi”-ông Sứ kiến nghị.

Đáp số cho bài toán bảo vệ rừng

Trình bày với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, ông Nguyễn Nhĩ cho rằng: Hiện nay, chính sách hưởng lợi từ rừng đối với đồng bào dân tộc thiểu số đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định nhưng còn rất chung chung, khó thực hiện trong thực tế. Do vậy, việc nghiên cứu ban hành chính sách hưởng lợi khi nhận đất, nhận rừng phải thực tế, cụ thể để thu hút người dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, sống gần rừng. Qua đó, từng bước làm chuyển biến ý thức của người dân về nghề rừng và có thu nhập từ rừng.

 


Tổng diện tích rừng trồng mới trên địa bàn tỉnh từ năm 2016 đến nay là hơn 15.271 ha. Tỷ lệ độ che phủ rừng năm sau cao hơn năm trước, cụ thể: năm 2016 đạt 46,2%;  năm 2017 đạt 40,25%;  dự ước năm 2018 đạt 46,35% và phấn đấu đến năm 2020 đạt 47%...

Để giải được bài toán này, ông Nhĩ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương xem xét nghiên cứu ban hành văn bản quy phạm riêng về việc giao đất, giao rừng cho người dân, hộ gia đình và cộng đồng dân cư tại địa phương. Theo ông Nhĩ, đây là mô hình quản lý hiệu quả nhất vì không ai giữ rừng tốt bằng người dân tại chỗ. Đồng thời, họ cũng kiếm kế sinh nhai từ việc giao đất, giao rừng này. “Trước mắt, việc giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư sẽ thực hiện đối với diện tích rừng do xã quản lý, sau đó tiếp tục giao diện tích rừng của các tổ chức quản lý không hiệu quả, không bảo vệ được (trừ diện tích rừng thuộc diện quốc phòng-an ninh, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ hoặc những nơi xung yếu)”-ông Nhĩ đề nghị.

Tại buổi làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ngày 30-11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, phần lớn dân cư, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số đều sống dựa vào nông nghiệp. Tuy đất đai nhiều nhưng ít tổ chức, cá nhân tham gia trồng rừng gỗ lớn. Trong khi đó, tốc độ gia tăng giá trị xuất khẩu đồ gỗ từ rừng trồng của nước ta tăng nhanh, năm 2018 đạt gần 10 tỷ USD. Trồng rừng gỗ lớn vừa góp phần tăng độ che phủ rừng, vừa hướng tới việc thành lập trung tâm chế biến đồ gỗ, nội thất của thế giới ở Việt Nam. Trồng rừng đối với Gia Lai có ý nghĩa vô cùng lớn về sinh thái và môi trường, chính vì vậy, các hình thức giao đất giữ rừng và trồng rừng để dân sống nhờ rừng, dưới rừng là rất quan trọng, và đây mới là hướng đi đúng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Công tác giảm nghèo được tỉnh chỉ đạo thực hiện quyết liệt. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn vẫn còn cao, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu tỉnh tập trung hỗ trợ người dân, trong đó cần thúc đẩy phát triển kinh tế rừng, tạo việc làm và thu nhập cho người dân. Trên tinh thần đó, Thủ tướng chỉ rõ hướng phát triển chiến lược của Tây Nguyên và Gia Lai là tăng độ che phủ rừng, trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng rừng gỗ lớn, chế biến sâu về gỗ và nội thất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, giữ gìn môi trường sinh thái và bản sắc văn hóa đặc sắc của địa phương.

Minh Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 11-1, đoàn công tác của Bộ Tổng Tham mưu do Trung tướng Nguyễn Doãn Anh-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam làm trưởng đoàn đã kiểm tra sẵn sàng chiến đấu và công tác chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai.
Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

(GLO)- Chiều 9-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung (Cục Trinh sát, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Cùng đi có lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 6-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 gia đình Anh hùng Núp và 11 gia đình nguyên lãnh đạo tỉnh, chính sách, có công với cách mạng ở 2 huyện Kbang, Đak Pơ.
Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 28-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại huyện Chư Pưh. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.
Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

(GLO)- Chương trình “Tặng sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người có hoàn cảnh khó khăn“ do BHXH Việt Nam phát động ngày 23-11 vừa qua đã nhận được sự chung tay, góp sức của cộng đồng. Từ đây, nhiều người dân khó khăn đã nhận được món quà ý nghĩa nhân dịp Tết đến xuân về.
Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

(GLO)- “Giải pháp xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững ở tỉnh Gia Lai“ là chủ đề của hội thảo khoa học do Tỉnh ủy tổ chức ngày 23-12 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa và Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Ngô Khắc Ngọc, hội thảo đã tập trung đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp để triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng NTM trong thời gian tới.
TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Sáng 22-12, ông Đỗ Việt Hưng-Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Pleiku chủ trì Hội nghị trực tuyến đến 22 điểm cầu tại các xã, phường nhằm kịp thời triển khai các Nghị quyết kỳ họp thứ tám, HĐND thành phố khóa XII và giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.
Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 8 HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) diễn ra ngày 20-12, bên cạnh đánh giá những kết quả đạt được, các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và đề ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Đặc biệt, tại kỳ họp, HĐND thành phố đã thông qua 22 nghị quyết quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo.