Hồi ức của những thầy giáo đi B

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- “Anh hỏi tôi về ngày lên đường vào Nam ấy à. Lâu rồi mà… À, tôi có câu thơ này, đọc anh nghe nhé: Nghe theo tiếng gọi non sông/Ba ngàn giáo giới điệp trùng vào Nam/Cùng bạn tại chỗ chống càn/Mở trường gieo chữ nguy nan chẳng sờn…”. Ấy là câu chuyện giữa tôi và thầy Phạm Văn Nguyên (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), cựu giáo chức, một trong những thầy giáo miền Bắc “đi B” chi viện “con chữ” cho miền Nam nói chung, Gia Lai nói riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Một góc huyện Kbang. (ảnh internet)
Một góc huyện Kbang. (ảnh internet)
Nhắc chuyện dạy và học trước ngày giải phóng ở thị trấn Dân Chủ-Khu căn cứ Krong của Tỉnh ủy Gia Lai (huyện Kbang hiện nay), thầy Phạm Văn Nguyên nhớ lại: “Đoàn chúng tôi lên đường đi B vào ngày 23-4-1972, hành quân bộ trên đường rừng Tây Trường Sơn. Ngày đi đêm nghỉ, sau 3 tháng ròng chúng tôi có mặt tại nơi đóng quân của Bộ Tư lệnh Khu 5. Tiếp đó, tôi cùng các anh Nguyễn Văn Mộc (quê Hà Nam), Đặng Hồng Phàn (quê Nam Định) và Trần Quang Nhật (quê Hà Nam, đã mất) được phân về tỉnh Gia Lai, công tác tại Ban Giáo dục tỉnh. Cá nhân tôi từ nhân viên sau đó được giao làm Phó Trưởng ban Bổ túc văn hóa của tỉnh cho đến trước ngày giải phóng”.
Qua hồi ức của thầy Nguyên và các cựu giáo chức kháng chiến, ngày ấy ở khu căn cứ đã có các trường để đào tạo cán bộ cho tỉnh. Tại Khu 2 (huyện Kbang hiện nay) có Trường Bổ túc Văn hóa cán bộ thành lập năm 1965, là một bộ phận của Trường Chính trị tỉnh bấy giờ; Trường Sư phạm được thành lập năm 1969; Trường Nội trú tỉnh thành lập năm 1970 và đến tháng 10-1973 thì trường phổ thông đầu tiên ở thị trấn Dân Chủ ra đời… Còn tại Khu 7 (huyện Kông Chro hiện nay), Trường Bổ túc Văn hóa cán bộ cũng đi vào hoạt động năm 1968. Ở một số huyện còn có các lớp bổ túc văn hóa để dạy chữ cho cán bộ xã và các cháu thiếu niên.
Chuyện dạy và học ngày ấy cũng thật… kháng chiến. Ví như, ở Trường Bổ túc Văn hóa cán bộ tại Khu 7, khóa học đầu tiên có đến trên 70 học viên đủ lứa tuổi, dân tộc, bao gồm cả người Kinh, Bahnar, Jrai và cả học viên từ Tỉnh ủy Phú Yên, Khánh Hòa gửi lên học, ngoài ra còn có các cháu là con em cán bộ tại chỗ. Giáo trình, giáo án còn thiếu thốn nhiều. Còn tại trường phổ thông đầu tiên ở thị trấn Dân Chủ, ban đầu chỉ có 2 thầy giáo cùng với 5 bộ giáo trình. Ngày ấy, cả thầy và trò đều vừa học, vừa tăng gia sản xuất để tự túc cho cuộc sống hàng ngày. Khó khổ là vậy nhưng các lớp học ngày ấy đã nâng cao văn hóa, dân trí cho đội ngũ cán bộ và nhân dân vùng giải phóng của ta, là cái nôi nuôi dưỡng bao thế hệ cán bộ chủ chốt từ trong kháng chiến và cả đến hôm nay.
Chuyện kể của các thầy giáo kháng chiến lúc rất vui, khi lại chùng xuống mỗi lần nhắc về những kỷ niệm thuở nào. Đó là khi các thầy giáo vừa dạy học vừa phải cõng gùi, mang súng như bao chiến sĩ tiền phương với đầy nguy hiểm và bất trắc. Đó là những lần đi gùi nhu yếu phẩm ở đồng bằng, gặp địch phục kích, lạc rừng nhưng sau đó vẫn quyết tâm bám trường, bám địa bàn. Khi đồng nghiệp sốt rét ác tính, những thầy giáo như ông Nguyên có thể chạy bộ xuyên rừng, xuyên đêm để tìm cán bộ y tế đến cứu chữa. Không chỉ dạy học, họ còn là cán bộ dân vận, vừa tuyên truyền bà con cho con em đi học vừa vận động cung cấp lương thực, thực phẩm cho cách mạng.
Giờ đây, các cựu giáo chức thời kháng chiến người còn, người mất. Với riêng nhà giáo Phạm Văn Nguyên, ông đã có một gia đình giáo chức các thế hệ nối tiếp, rất viên mãn. Nhìn vào những bằng khen, những giải thưởng về thơ dành cho những tác phẩm ông từng viết về Trường Sa, về khí tiết người Việt, tôi cảm phục không chỉ tính mô phạm trong ông, mà còn ở sự kiên trung, ân nghĩa. Lần ấy, ông kể lại câu chuyện trước lúc khoác ba lô đi dạy học ở chiến trường: “Biết sâu sắc hoàn cảnh của tôi đi B có mẹ già và 4 con nhỏ, ngoài chính sách chung, Huyện ủy, UBND huyện Xuân Trường (Nam Định) nơi tôi lên đường đã cấp cho mẹ tôi một cỗ áo quan (thời trước, các cụ già miền Bắc thường quan niệm: sống cái nhà, già cái mồ-N.V), phòng khi tuổi già lúc lâm chung mà người trai cả như tôi vắng nhà. Đây là ân nghĩa mà tôi ghi nhớ suốt đời”.
Quốc Ninh

Có thể bạn quan tâm

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 11-1, đoàn công tác của Bộ Tổng Tham mưu do Trung tướng Nguyễn Doãn Anh-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam làm trưởng đoàn đã kiểm tra sẵn sàng chiến đấu và công tác chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai.
Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

(GLO)- Chiều 9-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung (Cục Trinh sát, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Cùng đi có lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 6-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 gia đình Anh hùng Núp và 11 gia đình nguyên lãnh đạo tỉnh, chính sách, có công với cách mạng ở 2 huyện Kbang, Đak Pơ.
Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 28-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại huyện Chư Pưh. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.
Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

(GLO)- Chương trình “Tặng sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người có hoàn cảnh khó khăn“ do BHXH Việt Nam phát động ngày 23-11 vừa qua đã nhận được sự chung tay, góp sức của cộng đồng. Từ đây, nhiều người dân khó khăn đã nhận được món quà ý nghĩa nhân dịp Tết đến xuân về.
Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

(GLO)- “Giải pháp xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững ở tỉnh Gia Lai“ là chủ đề của hội thảo khoa học do Tỉnh ủy tổ chức ngày 23-12 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa và Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Ngô Khắc Ngọc, hội thảo đã tập trung đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp để triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng NTM trong thời gian tới.
TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Sáng 22-12, ông Đỗ Việt Hưng-Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Pleiku chủ trì Hội nghị trực tuyến đến 22 điểm cầu tại các xã, phường nhằm kịp thời triển khai các Nghị quyết kỳ họp thứ tám, HĐND thành phố khóa XII và giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.
Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 8 HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) diễn ra ngày 20-12, bên cạnh đánh giá những kết quả đạt được, các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và đề ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Đặc biệt, tại kỳ họp, HĐND thành phố đã thông qua 22 nghị quyết quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo.