Đấu thầu qua mạng: Nhiều "nút thắt"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đấu thầu qua mạng là hoạt động nhằm đảm bảo mục tiêu cạnh tranh công bằng, minh bạch, tiết kiệm và nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu. Tuy nhiên, từ khi triển khai (đầu năm 2016) tới nay, tỷ lệ các dự án đấu thầu qua mạng tại tỉnh Gia Lai vẫn rất thấp vì còn nhiều “nút thắt”.
  Nhân viên Trung tâm Đấu thầu qua mạng Quốc gia trực tổng đài (ảnh minh họa).
Nhân viên Trung tâm Đấu thầu qua mạng Quốc gia trực tổng đài (ảnh minh họa).
Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh là một trong những đơn vị thực hiện khá nghiêm túc lộ trình áp dụng đấu thầu qua mạng giai đoạn 2016-2025 với 20-25% số lượng gói thầu quy mô nhỏ. Ông Đặng Toàn Thắng-Giám đốc Ban Quản lý-cho biết: “Ưu điểm của đấu thầu qua mạng là tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm nhân lực phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Việc mua hồ sơ, kê khai và hoàn thiện giấy tờ với khối lượng lớn đều có thể thực hiện thông qua chương trình đấu thầu trên mạng. Bên cạnh đó, nhà thầu không tiếp xúc trực tiếp với chủ đầu tư, bên mời thầu đăng tải thông tin trực tuyến nên dễ giám sát, giảm tiêu cực trong đấu thầu. Ngoài ra, chủ đầu tư cũng dễ dàng quản lý thông tin nhà thầu, hồ sơ các dự án”.
Ngày 13-7-2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1402/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể và lộ trình áp dụng đấu thầu qua mạng giai đoạn 2016-2025. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện đấu thầu qua mạng trên địa bàn tỉnh. Theo lộ trình, năm 2016 thực hiện việc lựa chọn nhà thầu qua mạng tối thiểu đạt 20% số lượng các gói thầu chào hàng cạnh tranh, 10% số lượng các gói thầu quy mô nhỏ đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế. Năm 2017, tỷ lệ này lần lượt là 30% và 15%;  năm 2018 là 40% và 30%. Giai đoạn 2019-2025 sẽ áp dụng đấu thầu qua mạng theo tỷ lệ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định.

Có thể thấy, so với đấu thầu trực tiếp thì đấu thầu qua mạng đem lại khá nhiều lợi ích. Trong đó, lợi ích lớn nhất là đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong đấu thầu, công khai thông tin trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, giảm thiểu sự tiếp xúc trực tiếp giữa chủ đầu tư, bên mời thầu với các nhà thầu. Từ đó, tính công khai, minh bạch trong đấu thầu cũng được tăng cường một cách tối đa, là “phương thuốc” điều trị dứt điểm căn bệnh nhũng nhiễu, lợi ích nhóm trong đấu thầu…
“Thực hiện lộ trình đấu thầu qua mạng của Chính phủ, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phổ biến các quy định pháp luật về nội dung cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu qua mạng; đôn đốc, hướng dẫn và giám sát các đơn vị áp dụng đấu thầu qua mạng theo đúng lộ trình quy định. Nhưng thời gian qua, việc đấu thầu qua mạng chưa nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các nhà thầu. Riêng năm 2017, trong tổng số hơn 2.000 dự án thì chỉ có 55 dự án thực hiện đấu thầu qua mạng, chiếm khoảng 2,75%, chủ yếu là những dự án nhỏ lẻ”-ông Hồ Phước Thành-Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư-thông tin.
Sở dĩ tỷ lệ các dự án đấu thầu qua mạng ở tỉnh ta còn thấp là do mới bắt buộc áp dụng chính thức từ năm 2016 nên nhiều nhà thầu chưa quen, chưa quan tâm đúng mức. Ông Nguyễn Đức Thừa-Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng huyện Ia Grai-nhận xét: “Khi có chỉ đạo thì Ban Quản lý cũng tiến hành triển khai theo đúng trình tự như đăng tải công khai các thông tin đấu thầu, đồng thời phổ biến việc đấu thầu qua mạng cho các nhà thầu. Nhưng thực tế, các nhà thầu không mặn mà lắm với hình thức đấu thầu này vì họ chưa quen, ngại tìm hiểu, thao tác chậm”.
Chia sẻ về vướng mắc trong triển khai đấu thầu qua mạng, ông Đặng Toàn Thắng cho biết thêm: “Rào cản lớn nhất hiện nay là hạ tầng mạng chưa đáp ứng được đầy đủ các điều kiện để đấu thầu qua mạng. Việc thí điểm đấu thầu qua mạng thời gian qua cho thấy, các gói thầu lớn chứa đựng nhiều bản vẽ, tài liệu nên gặp rất nhiều khó khăn khi gửi qua mạng. Cùng với đó, mỗi gói thầu thường có nhiều nhà thầu tham gia nên rất dễ nghẽn mạng. Vì vậy, hầu hết các gói thầu triển khai đấu thầu qua mạng có quy mô nhỏ”. Một nguyên nhân nữa là các địa phương cũng e ngại vì khi đấu thầu qua mạng, rất khó để nắm được năng lực thực tế của nhà thầu. Bởi lẽ, nhà thầu hoàn toàn có khả năng mượn hồ sơ năng lực của các cá nhân, đơn vị khác mà cơ quan mời thầu không kiểm soát hết.
Được biết, để đẩy mạnh công tác đấu thầu qua mạng, tỉnh đã giao chỉ tiêu cho các địa phương là có ít nhất 5% trong tổng số các dự án phải triển khai theo phương thức này. Song, việc đấu thầu qua mạng có đạt hiệu quả như mong muốn hay không đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này phải đặt lợi ích chung lên hàng đầu và những người làm công tác đấu thầu phải thực sự có trách nhiệm.
Hà Duy 

Có thể bạn quan tâm

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 11-1, đoàn công tác của Bộ Tổng Tham mưu do Trung tướng Nguyễn Doãn Anh-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam làm trưởng đoàn đã kiểm tra sẵn sàng chiến đấu và công tác chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai.
Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

(GLO)- Chiều 9-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung (Cục Trinh sát, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Cùng đi có lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 6-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 gia đình Anh hùng Núp và 11 gia đình nguyên lãnh đạo tỉnh, chính sách, có công với cách mạng ở 2 huyện Kbang, Đak Pơ.
Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 28-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại huyện Chư Pưh. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.
Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

(GLO)- Chương trình “Tặng sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người có hoàn cảnh khó khăn“ do BHXH Việt Nam phát động ngày 23-11 vừa qua đã nhận được sự chung tay, góp sức của cộng đồng. Từ đây, nhiều người dân khó khăn đã nhận được món quà ý nghĩa nhân dịp Tết đến xuân về.
Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

(GLO)- “Giải pháp xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững ở tỉnh Gia Lai“ là chủ đề của hội thảo khoa học do Tỉnh ủy tổ chức ngày 23-12 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa và Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Ngô Khắc Ngọc, hội thảo đã tập trung đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp để triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng NTM trong thời gian tới.
TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Sáng 22-12, ông Đỗ Việt Hưng-Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Pleiku chủ trì Hội nghị trực tuyến đến 22 điểm cầu tại các xã, phường nhằm kịp thời triển khai các Nghị quyết kỳ họp thứ tám, HĐND thành phố khóa XII và giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.
Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 8 HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) diễn ra ngày 20-12, bên cạnh đánh giá những kết quả đạt được, các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và đề ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Đặc biệt, tại kỳ họp, HĐND thành phố đã thông qua 22 nghị quyết quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo.