Nhiều sai phạm tại Ban Quản lý Rừng phòng hộ Ia Grai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Quản lý yếu kém để rừng bị lấn chiếm, cháy; có dấu hiệu giả mạo chữ ký, lập chứng từ khống để chiếm đoạt tiền ngân sách... là những sai phạm xảy ra tại Ban Quản lý Rừng phòng hộ Ia Grai từ năm 2001 đến 2017 theo kết luận của Thanh tra tỉnh.

Mới đây, Thanh tra tỉnh đã có Kết luận số 11/KL-TTr về thanh tra toàn diện việc chăm sóc, quản lý bảo vệ diện tích rừng trồng của Ban Quản lý Rừng phòng hộ Ia Grai (Ban Quản lý) giai đoạn 2001-2017. Theo kết luận này, tổng diện tích rừng được đầu tư giao cho Ban Quản lý trong giai đoạn trên là 717 ha (trồng rừng phòng hộ là 572,7 ha, trồng chăm sóc làm giàu rừng là 144,3 ha) với tổng số vốn đầu tư hơn 17 tỷ đồng.

 

Trụ sở Ban Quản lý Rừng phòng hộ Ia Grai.   Ảnh: L.A
Trụ sở Ban Quản lý Rừng phòng hộ Ia Grai. Ảnh: L.A

Từ năm 2001 đến năm 2015, Ban Quản lý đã trồng và trồng làm giàu rừng trên toàn bộ diện tích 717 ha được giao. Tuy nhiên, qua kiểm tra thực địa của Thanh tra tỉnh, ngoài diện tích 77,7 ha rừng trồng làm giàu của Ban Quản lý bàn giao cho Công ty 715 để trồng cao su thì diện tích rừng còn lại tại thời điểm kiểm tra chỉ là 279,2 ha, trong đó có 214,1 ha rừng trồng giai đoạn 2002-2010 và 65,1 ha rừng trồng thay thế năm 2015. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ từ năm 2001 đến 2017, Ban Quản lý đã để mất và cháy 360,1 ha rừng. Dù để rừng bị lấn chiếm nhưng hàng năm, Ban Quản lý không thống kê, báo cáo thực trạng tình hình và nguyên nhân mất rừng cho các cơ quan chức năng.

Cũng qua kiểm tra, Thanh tra tỉnh phát hiện Ban Quản lý giao khoán chăm sóc, bảo vệ rừng thiếu chặt chẽ, không đúng đối tượng, không đúng quy định của pháp luật nhưng vẫn thanh toán tiền giao khoán. Điển hình như từ năm 2013 đến 2017, Ban Quản lý lập hợp đồng giao khoán cho lực lượng dân quân 2 xã Ia O và Ia Chía (huyện Ia Grai) thực hiện quản lý bảo vệ rừng với số tiền hơn 215 triệu đồng. Hàng năm, sau khi thanh lý hợp đồng, đại diện lực lượng dân quân xã đến nhận số tiền công và lập danh sách chi tiền cho các thành viên. Tuy nhiên, qua xác minh của Thanh tra tỉnh từ một số người có tên trong danh sách thì hầu hết những người này không biết cụ thể nhiệm vụ của mình phải làm và có trường hợp khẳng định chữ ký nhận tiền không phải là của mình.

Ngoài ra, Ban Quản lý còn không thực hiện đúng nguyên tắc tài chính trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ rừng. Qua xác minh của Thanh tra tỉnh với một số cá nhân đứng tên ký nhận tiền giao khoán quản lý, bảo vệ rừng, trong một số phiếu chi cho nhóm hộ trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trồng đều thể hiện họ không phải là trưởng nhóm trồng, chăm sóc rừng như trong các phiếu chi mà chỉ là người được Ban Quản lý nhờ ký các thủ tục để hợp thức hóa cho việc thanh-quyết toán. Điển hình như trường hợp ông Siu Nghét (xã Ia O, huyện Ia Grai) khẳng định, năm 2010, ông không nhận làm đường ranh cản lửa cho Ban Quản lý nhưng ông được người của Ban Quản lý nhờ ký tên vào các thủ tục thanh toán với số tiền hơn 99 triệu đồng. Tương tự, ông cũng không công nhận là trưởng nhóm của nhóm hộ trồng, chăm sóc rừng năm 2010 với diện tích 30,1 ha và cũng không nhận tiền trong 5 phiếu chi với số tiền hơn 700 triệu đồng, chữ ký trong hồ sơ là do người của Ban Quản lý nhờ ký hộ và được “trả công” 50 ngàn đồng...

Từ những sai phạm như trên, Thanh tra tỉnh kết luận, trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2017, Ban Quản lý đã để rừng bị lấn chiếm, cháy là 360,1 ha, gây thiệt hại và lãng phí tài sản nhà nước tương ứng với số tiền lên đến hơn 12,4 tỷ đồng. Ban Quản lý còn thực hiện giao khoán trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng trồng từ năm 2009 đến nay không đúng đối tượng theo quy định của pháp luật với tổng số tiền hơn 4,1 tỷ đồng. Ban Quản lý cũng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để nhờ ký hộ các thủ tục hoặc giả mạo chữ ký trên các phiếu chi thanh toán chi phí trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng với tổng số tiền hơn 2,6 tỷ đồng. Trách nhiệm chính trong những sai phạm trên thuộc về các lãnh đạo Ban Quản lý. Trong đó, giai đoạn từ năm 2001 đến tháng 3-2015 gồm: ông Ngô Càng Thanh-nguyên Trưởng ban Quản lý; ông Nguyễn Đức Ánh và Đinh Văn Khẩn-nguyên Phó Trưởng ban Quản lý; ông Lê Tiến Hiệp-Phó Trưởng ban Quản lý từ tháng 3-2014 đến tháng 2-2015, Trưởng ban Quản lý từ tháng 3-2015 đến nay cũng phải chịu trách nhiệm chính. Cùng với đó, một số cá nhân thuộc bộ phận kế toán, kỹ thuật của Ban Quản lý cũng phải chịu trách nhiệm về những sai phạm này.

Ngày 29-6, Văn phòng UBND tỉnh đã có Công văn số 1815/VP-NC thông báo ý kiến của UBND tỉnh đồng ý để Thanh tra tỉnh chuyển hồ sơ vụ việc tại Ban Quản lý Rừng phòng hộ Ia Grai đến Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh để tiếp nhận, thụ lý theo quy định.

Lê Anh

Có thể bạn quan tâm

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 11-1, đoàn công tác của Bộ Tổng Tham mưu do Trung tướng Nguyễn Doãn Anh-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam làm trưởng đoàn đã kiểm tra sẵn sàng chiến đấu và công tác chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai.
Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

(GLO)- Chiều 9-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung (Cục Trinh sát, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Cùng đi có lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 6-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 gia đình Anh hùng Núp và 11 gia đình nguyên lãnh đạo tỉnh, chính sách, có công với cách mạng ở 2 huyện Kbang, Đak Pơ.
Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 28-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại huyện Chư Pưh. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.
Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

(GLO)- Chương trình “Tặng sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người có hoàn cảnh khó khăn“ do BHXH Việt Nam phát động ngày 23-11 vừa qua đã nhận được sự chung tay, góp sức của cộng đồng. Từ đây, nhiều người dân khó khăn đã nhận được món quà ý nghĩa nhân dịp Tết đến xuân về.
Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

(GLO)- “Giải pháp xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững ở tỉnh Gia Lai“ là chủ đề của hội thảo khoa học do Tỉnh ủy tổ chức ngày 23-12 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa và Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Ngô Khắc Ngọc, hội thảo đã tập trung đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp để triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng NTM trong thời gian tới.
TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Sáng 22-12, ông Đỗ Việt Hưng-Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Pleiku chủ trì Hội nghị trực tuyến đến 22 điểm cầu tại các xã, phường nhằm kịp thời triển khai các Nghị quyết kỳ họp thứ tám, HĐND thành phố khóa XII và giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.
Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 8 HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) diễn ra ngày 20-12, bên cạnh đánh giá những kết quả đạt được, các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và đề ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Đặc biệt, tại kỳ họp, HĐND thành phố đã thông qua 22 nghị quyết quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo.