BOT giao thông, cần nhất là tính minh bạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Câu chuyện lái xe dùng tiền lẻ qua trạm BOT Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) đã được đẩy đi khá xa khi các chuyên gia chỉ ra những điều không bình thường của dự án BOT này nói riêng và nhiều dự án BOT khác nói chung, khiến mục tiêu đặt ra của hình thức hợp tác công-tư này bị méo mó. Không thể để người dân mất lòng tin vào Chính phủ chỉ vì những toan tính mang màu lợi ích nhóm, đã đến lúc phải có người đứng ra nhận trách nhiệm về những bất ổn do sự mập mờ khi triển khai các dự án BOT giao thông gây ra.  

Sau 5 năm triển khai, đầu tư BOT giao thông đã thu được những kết quả khả quan, khi huy động trên 200 ngàn tỷ đồng triển khai trên 70 dự án, nâng cấp nhiều cầu, đường quan trọng, cơ sở hạ tầng giao thông được cải thiện đáng kể, lưu thông nhanh hơn, an toàn hơn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công ban đầu thì đã có hệ lụy trong quá trình triển khai xây dựng các dự án theo hình thức hợp tác công-tư này. 

 

Ảnh: H.P
Ảnh: H.P

Báo cáo kết luận của Thanh tra Chính phủ cho biết, đã xảy ra nhiều sai phạm trong đầu tư BOT giao thông, từ khâu phê duyệt dự án, đến mời thầu, giám sát, phê duyệt phương án tài chính… Dư luận phải giật mình, khi hơn 70 dự án với tổng vốn đầu tư trên 200 ngàn tỷ đồng, nhưng Bộ Giao thông-Vận tải lại không lựa chọn được nhà đầu tư nào theo hình thức đấu thầu. Liệu người dân có tin khi lãnh đạo Bộ Giao thông-Vận tải lý giải rằng: 100%  dự án phải chỉ định thầu vì chỉ có 1 nhà đầu tư tham gia, trong đó có cả những nhà đầu tư được lựa chọn nhưng chưa đảm bảo năng lực!

Việc thiếu những nghiên cứu đánh giá toàn diện hiện trạng giao thông để cân đối, so sánh đầy đủ trên toàn hệ thống về sự cần thiết, về lộ trình đầu tư theo từng hình thức đầu tư đã dẫn đến các dự án BOT mọc lên như nấm sau mưa giai đoạn 2011-2015, được triển khai hầu hết ở những khu vực giao thông trọng yếu, mật độ phương tiện tham gia giao thông lớn; đặt một số trạm thu phí có khoảng cách gần nhau bất hợp lý, giá phí cao, khiến người tham gia giao thông không còn sự lựa chọn nào khác, dẫn đến tình trạng phương tiện né trạm thu phí, đi vào đường ngang ngõ tắt gây hư hại hệ thống giao thông địa phương và gây nguy cơ mất an toàn.  

Thực tế cho thấy đã có sự mập mờ ở các dự án BOT. Có dự án như cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ mới đầu tư 30% giá trị nhưng đã thu 1.500 đồng/km, bằng mức phí của cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình  6 làn xe hoàn chỉnh. Có dự án làm chỗ này, đặt trạm thu phí chỗ kia gây bức xúc trong nhân dân như BOT đèo Phước Tượng-hầm Phú Gia (tỉnh Thừa Thiên-Huế)… và bây giờ là BOT Cai Lậy.

Ngoài ra, còn một kiểu dự án BOT biến thái cũng được Bộ Giao thông-Vận tải phê duyệt. Đó là lồng ghép việc cải tạo với đầu tư xây dựng đường mới thành 1 dự án rồi đặt trạm thu phí gộp, thu phí đường này để hoàn vốn cho đường kia. Như ghép việc cải tạo nâng cấp quốc lộ 6 với đầu tư mới đường Hòa Lạc-Hòa Bình; ghép cải tạo 7 km quốc lộ 3 với đầu tư đường mới Thái Nguyên-Chợ Mới và dự án BOT lắp ghép ở Cai Lậy mới đây cũng là một minh chứng cho kiểu kinh doanh lập lờ này.  

Việc Kiểm toán Nhà nước kiến nghị giảm 107 năm thu phí của 27 dự án BOT trong năm ngoái cho thấy công tác phê duyệt phương án tài chính các dự án BOT có nhiều điều khuất tất. Trong đó, đáng kể là hàng loạt dự án BOT cải tạo, nâng cấp đường Hồ Chí Minh (quốc lộ 14) qua Tây Nguyên như: đoạn qua Đak Nông giảm 12 năm 3 tháng 22 ngày; đoạn qua Bình Phước giảm 7 năm 9 tháng 21 ngày; đoạn qua Gia Lai từ Km 1610 đến Cầu 110 giảm 7 năm 2 tháng 27 ngày; đoạn qua Đak Lak giảm 6 năm 10 tháng 22 ngày…

Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn khó khăn, hợp tác công-tư là một hình thức huy động hữu hiệu nguồn lực xã hội để xây dựng hạ tầng giao thông, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, những hệ lụy nảy sinh trong quá trình triển khai các dự án này gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp vận tải, chủ yếu bắt nguồn từ sự mập mờ về tổng mức đầu tư, số năm thu phí và mức phí cao bất thường, vị trí đặt trạm thu phí không phù hợp… như kết luận của Thanh tra Chính phủ vừa công bố mới đây. Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước cũng cho biết, qua kiểm toán 24 dự án trong năm nay, đã kiến nghị giảm thu phí 62 năm 8 tháng của các dự án vi phạm. Dư luận cũng có quyền nghi ngờ tính minh bạch của hình thức hợp tác này, khi suốt mấy tuần qua, hầu hết ý kiến từ Bộ Giao thông-Vận tải là nhằm bảo vệ cho quyền thu phí của doanh nghiệp BOT.

Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông-Vận tải và Bộ Tài chính kiểm điểm đối với các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm liên quan đến những vi phạm trong các dự án BOT đã được kết luận. Dư luận đang chờ những cái tên cụ thể phải chịu trách nhiệm về những hệ lụy từ sự mập mờ trong quá trình triển khai các dự án BOT giao thông giai đoạn 2011-2015 gây ra.

Nguyễn Vân

Có thể bạn quan tâm

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 11-1, đoàn công tác của Bộ Tổng Tham mưu do Trung tướng Nguyễn Doãn Anh-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam làm trưởng đoàn đã kiểm tra sẵn sàng chiến đấu và công tác chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai.
Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

(GLO)- Chiều 9-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung (Cục Trinh sát, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Cùng đi có lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 6-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 gia đình Anh hùng Núp và 11 gia đình nguyên lãnh đạo tỉnh, chính sách, có công với cách mạng ở 2 huyện Kbang, Đak Pơ.
Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 28-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại huyện Chư Pưh. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.
Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

(GLO)- Chương trình “Tặng sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người có hoàn cảnh khó khăn“ do BHXH Việt Nam phát động ngày 23-11 vừa qua đã nhận được sự chung tay, góp sức của cộng đồng. Từ đây, nhiều người dân khó khăn đã nhận được món quà ý nghĩa nhân dịp Tết đến xuân về.
Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

(GLO)- “Giải pháp xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững ở tỉnh Gia Lai“ là chủ đề của hội thảo khoa học do Tỉnh ủy tổ chức ngày 23-12 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa và Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Ngô Khắc Ngọc, hội thảo đã tập trung đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp để triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng NTM trong thời gian tới.
TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Sáng 22-12, ông Đỗ Việt Hưng-Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Pleiku chủ trì Hội nghị trực tuyến đến 22 điểm cầu tại các xã, phường nhằm kịp thời triển khai các Nghị quyết kỳ họp thứ tám, HĐND thành phố khóa XII và giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.
Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 8 HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) diễn ra ngày 20-12, bên cạnh đánh giá những kết quả đạt được, các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và đề ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Đặc biệt, tại kỳ họp, HĐND thành phố đã thông qua 22 nghị quyết quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo.