Triển lãm tranh Xu Man: Những gì còn lại…

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Họa sĩ Xu Man (1925-2007) dành cả cuộc đời cống hiến hết mình cho mỹ thuật Tây Nguyên. Những gì ông để lại không chỉ là những bức tranh, giải thưởng mà còn là tình yêu, sự ngưỡng mộ của giới họa sĩ và người yêu thích nghệ thuật. 
“Hậu duệ” của Xu Man
Trong 150 tranh, ảnh, tư liệu liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của họa sĩ Xu Man tại Triển lãm “Họa sĩ Xu Man-những gì còn lại…”, chúng tôi đặc biệt chú ý 14 bức tranh vẽ bằng bút chì, màu sáp trên giấy A4 mộc mạc. Đó là những bức tranh do chị Daih-cháu nội của họa sĩ Xu Man thực hiện. 
Chị Daih-cháu nội của họa sĩ Xu Man cùng với các tác phẩm của mình. Ảnh: Phương Linh
Chị Daih-cháu nội của họa sĩ Xu Man cùng với các tác phẩm của mình. Ảnh: Phương Linh
Chị Daih (SN.1994) hiện đang sinh sống ở làng Bông (xã Ayun, huyện Mang Yang) trong chính ngôi nhà ông nội mình từng ở. “Hồi nhỏ, mình vẫn hay xem ông vẽ và rất thích. Ông hay vẽ chân dung bà, mẹ, chị hay phong cảnh, lễ hội trong làng và vẽ rất đẹp. Mình nhìn đó rồi học theo nhưng chắc không bằng ông được”-chị Daih nói. Học tập ông, từ năm lớp 1, Daih  đã tập tành vẽ. Đến năm lớp 6 vì nhà nghèo, Daih đành phải nghỉ học, vẽ cũng đành bỏ lửng. Mãi cho đến khi Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ-Trưởng phòng Di sản (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch) tìm đến nhà động viên, tặng thêm bút vẽ, màu và giấy, Daih lại vẽ tranh trở lại. Mặc dù chưa được tham gia một khóa hội họa nào nhưng tranh của Daih vẫn hồn cốt rất riêng. Tranh của Daih có ngôi nhà ông nội Xu Man từng ở, có giọt nước, những người phụ nữ trong làng, cảnh mẹ địu con, những người bạn thân thiết, nét văn hóa thân thuộc của dân tộc…chân chất, mộc mạc. Một điều rất dễ nhận ra, từ đề tài, nhân vật, bố cục, đường nét, mảng khối, sử dụng màu đều ảnh hưởng sâu đậm từ tài năng người ông-họa sỹ Xu Man. 
Được đến tham gia và có tranh trưng bày trong triển lãm dành riêng cho cây đại thụ về mỹ thuật Tây Nguyên, Daih không giấu nổi niềm vinh dự và tự hào. “Mình vui lắm vì ông nội được nhiều người biết đến và yêu quý. Mình mong sẽ được tiếp tục vẽ và học thêm để vẽ đẹp hơn. Nhưng chắc hơi khó vì nhà mình nghèo lắm”-giọng Daih có chút xa xăm. 
Trân quý tài năng
Để tranh của họa sĩ Xu Man được đến gần với công chúng trong dịp Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2018 phải kể đến công đầu của Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ. Anh cùng các cộng sự của mình đã cùng đi sưu tầm tác phẩm, ảnh, tư liệu và gặp gỡ người thân của họa sĩ Xu Man. Sau đó sắp xếp tác phẩm, tư liệu, ông giúp cho người xem tìm hiểu nhanh nhất về họa sĩ Xu Man và tài năng của ông.
Triển lãm còn có hoạt động bốc thăm may mắn, quà tặng là một móc khóa có in hình chân dung họa sĩ Xu Man. Du khách đến thưởng lãm được mời ghi lại những cảm nhận, suy nghĩ về người họa sĩ tài năng qua cuốn nhật ký triển lãm.
“Tổ chức triển lãm này, tôi chỉ đơn giản mong muốn mọi người biết đến họa sĩ Xu Man là một họa sĩ tài năng của Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng. Còn để tìm hiểu về nghệ thuật của Xu Man thì phải là những người thật sự am hiểu, yêu thích hội họa và cần nhiều thời gian. Xu Man là một người nghệ sĩ thuần chất Bahnar. Ông vẽ vì ông thích chứ không có một tuyên ngôn nào về nghệ thuật cả. Điều đáng buồn là chúng ta chưa có một khu trưng bày hay lưu niệm nào về người nghệ sĩ tài hoa này. Vì thế, hình thành một khu lưu niệm hay trưng bày về những gì còn lại của Xu Man là mơ ước của tôi trong tương lai”-Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ chia sẻ.
 Triển lãm trưng bày 150 tranh, ảnh, tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ Xu Man. Ảnh: Phương Linh
Triển lãm trưng bày 150 tranh, ảnh, tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ Xu Man. Ảnh: Phương Linh
Họa sĩ Xu Man hiện có 15 tác phẩm được trưng bày và giữ gìn tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Đây là vinh dự mà không phải họa sĩ tài năng nào cũng có được. Bởi theo bà Trần Thị Hương-Phó Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, thông thường mỗi họa sĩ chỉ có 1-3 tác phẩm được lưu giữ tại đây. Từ khi còn là sinh viên, họa sĩ Xu Man đã có tranh trưng bày, lưu giữ tại nơi này. Nói như vậy để thấy tài năng nổi bật của họa sĩ Tây Nguyên cũng như sự trân quý của giới mỹ thuật và công chúng dành cho tác phẩm của ông.
“Từ năm 1954 đến 1985, Bảo tàng đã sưu tầm tranh của họa sĩ Xu Man. Trong các tác phẩm lưu giữ của họa sĩ Xu Man thì chỉ có 1 bức trưng bày thường xuyên, còn lại đều được bảo quản trong kho đặc biệt, chỉ đem ra trưng bày nhiều lần trong các triển lãm chuyên đề. Những tác phẩm đánh dấu chặng đường quan trọng của họa sĩ thì Bảo tàng đều lưu giữ”-bà Trần Thị Hương chia sẻ. 
Chị Trịnh Thị Thu Hương-một khách tham quan đã để lại những dòng viết đầy cảm xúc về triển lãm: “Thật xúc động khi đến với triển lãm, với tác phẩm của họa sĩ Xu Man. Cuộc đời, sự nghiệp của Xu Man đã thú vị, xem tranh ông càng thú vị hơn từ đề tài đến nội dung, chất liệu, phong cách thể hiện....Triển lãm khiến tôi càng thương, càng kính trọng người họa sỹ Tây Nguyên tài năng”.
Phương Linh   

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.