Khám phá "Miền cổ tích" của họa sĩ Nguyễn Quốc Huy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Qua 29 bức tranh sơn mài, họa sĩ Nguyễn Quốc Huy mang đến một thế giới lung linh mờ ảo, dịu êm của một miền cổ tích về làng quê Việt Nam.

Sơn mài vốn là một chất liệu hội họa truyền thống đã gắn liền với nhiều họa sỹ thành danh của nền Mỹ thuật Việt Nam. Được khẳng định qua thời gian là một chất liệu quý, đa sắc và được coi là “quốc hồn, quốc túy” dân tộc của Việt Nam, sơn mài đã được biến chuyển rất nhiều dưới những bàn tay tài hoa của họa sỹ Việt.
Sơn mài vốn là một chất liệu hội họa truyền thống đã gắn liền với nhiều họa sỹ thành danh của nền Mỹ thuật Việt Nam. Được khẳng định qua thời gian là một chất liệu quý, đa sắc và được coi là “quốc hồn, quốc túy” dân tộc của Việt Nam, sơn mài đã được biến chuyển rất nhiều dưới những bàn tay tài hoa của họa sỹ Việt.
 Là một trong những họa sỹ rất thành công trong việc đưa một làn gió mới vào sơn mài truyền thống bằng những kỹ thuật điêu luyện, họa sĩ Nguyễn Quốc Huy đã giới thiệu 29 tác phẩm tranh sơn mài trong triển lãm mang tên
Là một trong những họa sỹ rất thành công trong việc đưa một làn gió mới vào sơn mài truyền thống bằng những kỹ thuật điêu luyện, họa sĩ Nguyễn Quốc Huy đã giới thiệu 29 tác phẩm tranh sơn mài trong triển lãm mang tên "Miền cổ tích" tại Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc (HN) vào chiều 31/10.
Phát biểu tại triển lãm, họa sĩ Nguyễn Quốc Huy chia sẻ:
 Trước tôi chưa có ai từng dùng sơn mài để diễn tả sương mù hay còn gọi là độ ẩm của không khí, một thứ không gian không hình tướng và nhẹ như hơi nước. Chỉ riêng việc này cũng đã lấy đi của tôi gần mười năm nghiên cứu. Những đau đáu về nghề, những dấu hỏi của những mục tiêu, cái đích mà tôi đã vạch ra như từng nấc thang của những giới hạn về nghề mà tôi phải vượt qua.
“Miền cổ tích” được họa sĩ Nguyễn Quốc Huy thả trôi cảm xúc trong ánh sáng âm thầm mà rạng rỡ của vỏ trứng và muôn ngàn sắc tươi mới của lá và hoa.  29 bức họa sẽ gợi cho người xem về một thế giới lung linh mờ ảo, bình dị và dịu êm của một miền cổ tích xưa của phong cảnh làng quê, mái đình Việt….
“Miền cổ tích” được họa sĩ Nguyễn Quốc Huy thả trôi cảm xúc trong ánh sáng âm thầm mà rạng rỡ của vỏ trứng và muôn ngàn sắc tươi mới của lá và hoa. 29 bức họa sẽ gợi cho người xem về một thế giới lung linh mờ ảo, bình dị và dịu êm của một miền cổ tích xưa của phong cảnh làng quê, mái đình Việt….
Nguyễn Quốc Huy đánh thức sự cô liêu, hoang dã của đại ngàn, nơi dặm thẳm đường xa, một mình cất giọng xanh thượng ngàn, rồi về Trung du và làng quê Việt bình yên của Đồng bằng châu thổ sông Hồng, thăng hoa trên đĩa màu riêng cho Sơn mài Việt đương đại.
Nguyễn Quốc Huy đánh thức sự cô liêu, hoang dã của đại ngàn, nơi dặm thẳm đường xa, một mình cất giọng xanh thượng ngàn, rồi về Trung du và làng quê Việt bình yên của Đồng bằng châu thổ sông Hồng, thăng hoa trên đĩa màu riêng cho Sơn mài Việt đương đại.
Ngắm nhìn những bức tranh sơn mài của Nguyễn Quốc Huy, khán giả như được lạc, phiêu vào một thế giới cổ tích mờ ảo với cảnh non nước hữu tình, làng quê, mái đình Việt Nam được tả thực một cách chi tiết nhất, sống động nhất. Vạn vật trong tranh Nguyễn Quốc Huy đều có hồn, có sự lôi cuốn đến kỳ lạ.
Ngắm nhìn những bức tranh sơn mài của Nguyễn Quốc Huy, khán giả như được lạc, phiêu vào một thế giới cổ tích mờ ảo với cảnh non nước hữu tình, làng quê, mái đình Việt Nam được tả thực một cách chi tiết nhất, sống động nhất. Vạn vật trong tranh Nguyễn Quốc Huy đều có hồn, có sự lôi cuốn đến kỳ lạ.
Những kỷ niệm, những tiềm thức, dấu tích hay những hoài niệm của thời gian trong thiên nhiên như những âm thanh của sự im lặng thẽ thọt gọi tên bằng cảm xúc nuôi dưỡng sự mơ màng khó cầm nắm của một không gian mộng mị.
Những kỷ niệm, những tiềm thức, dấu tích hay những hoài niệm của thời gian trong thiên nhiên như những âm thanh của sự im lặng thẽ thọt gọi tên bằng cảm xúc nuôi dưỡng sự mơ màng khó cầm nắm của một không gian mộng mị.
 Người xem luôn cảm thấy bình yên, thong thả dạo chơi trong từng bức tranh và đâu đó một miền cổ tích tựa như những câu chuyện mẹ kể cũng hiện ra sau những làn sương mù mờ dại, những khóm lá rung rinh….
Người xem luôn cảm thấy bình yên, thong thả dạo chơi trong từng bức tranh và đâu đó một miền cổ tích tựa như những câu chuyện mẹ kể cũng hiện ra sau những làn sương mù mờ dại, những khóm lá rung rinh….
 Bà Park hyejin, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam chia sẻ:
Tôi hy vọng rằng, triển lãm “Miền Cổ tích” lần này của Nguyễn Quốc Huy sẽ là một dấu mốc quan trọng với họa sỹ nói riêng và nền mỹ thuật Việt Nam nói riêng. Cũng như Ottchil (một tên gọi khác của sơn mài tại Hàn Quốc), tranh sơn mài Việt Nam sẽ không bao giờ bị mai một mà luôn được các thế hệ họa sỹ kế thừa và phát triển trong thời đại mới
Triển lãm thu hút được đông đảo người yêu tranh sơn mài nói riêng, nghệ thuật nói chung.
Triển lãm thu hút được đông đảo người yêu tranh sơn mài nói riêng, nghệ thuật nói chung.
 Triển lãm
Triển lãm "Miền cổ tích" của họa sĩ Nguyễn Quốc Huy diễn ra từ ngày 31/10 đến ngày 17/11 tại Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc (HN).


Hạnh Lê/VOV.VN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...