Sự thật cần phải bóc trần

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- (Đọc sách “Sự thật-Để trần hay che mặt?”, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh 2018)

Ai đó từng nói, đại ý, chỉ cần nhìn một giọt nước, bạn sẽ thấy cả đại dương trong đó. Hiểu theo cách này, 37 bài/loạt bài báo trong cuốn “Sự thật-Để trần hay che mặt?” dù chỉ giống như những nét chấm phá trên hành trình 25 năm cầm bút của nhà báo Đại Dương (Báo Tiền Phong) song cũng đủ để bạn đọc nhận ra, đấy là những tác phẩm được viết bởi một cây bút tài năng, bản lĩnh, giàu lòng trắc ẩn và luôn ý thức rất rõ thiên chức, bổn phận nghề nghiệp.

 

“Sự thật-Để trần hay che mặt?” cũng là tên một bài viết hậu loạt điều tra 4 kỳ “Đắng cay của doanh nghiệp: Đoạn trường ai hay” của nhà báo Đại Dương đăng trên báo Tiền Phong giữa năm 2009. Viết bài này vào Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21-6), tác giả xem đây như lời chia sẻ với bạn đọc và đồng nghiệp về “chuyện hậu trường” của một phóng sự gây xôn xao dư luận khi đó. Và để trả lời cho điều mà có lẽ đã khiến không chỉ anh mà tất cả các nhà báo chân chính phải băn khoăn, trăn trở mỗi khi đặt bút, Đại Dương khẳng định: “Dù thế nào thì sự thật vẫn cần phải bóc trần”. Bởi đơn giản, như những tâm sự của tác giả trong cuốn sách vừa ra mắt: “Sự thật luôn được che đậy hay lẩn khuất đâu đó. Bổn phận của nhà báo là tìm và phơi bày ra ánh sáng”.

25 năm làm báo, từng nếm trải tận cùng đắng cay của nghề, nhưng chưa bao giờ nhà báo Đại Dương lãng quên bổn phận đi tìm và phơi bày sự thật ra ánh sáng. Dù để làm được điều đó, anh phải chấp nhận dấn thân, lăn xả, vượt qua những thách thức khách quan và cả từ chính bản thân. Điều này được thể hiện đặc biệt rõ ở những bài điều tra, chuyên luận trong phần 1 của cuốn sách “Sự thật-Để trần hay che mặt?”. Ở đây, qua những điều tra về tình trạng ô nhiễm khu dân cư, về sự nhũng nhiễu của một bộ phận cán bộ đối với doanh nghiệp, nạn trốn thuế của giới showbiz hay tình trạng các ngân hàng thương mại cổ phần “đi đêm” lãi suất trong huy động vốn… người đọc không chỉ nhận thấy ở Đại Dương phẩm chất của một nhà báo có nghề, đủ sức “đá nhiều sân” mà quan trọng hơn, là một ngòi bút bản lĩnh, quyết liệt đi đến cùng sự thật.

Ở phần 1 của cuốn sách, Đại Dương giống như một điều tra viên xông xáo, bản lĩnh, quyết tìm ra sự thật để đưa ra ánh sáng. Còn trong phần 2-nơi tập hợp những bài phỏng vấn, bình luận theo dòng thời sự-bạn đọc lại thấy ở anh sự điềm tĩnh, sắc sảo của một nhà phân tích. Dù ở thể loại bình luận hay phỏng vấn, dù là chuyện quốc gia đại sự như tình trạng nợ công, lạm phát, giải quyết nợ xấu, ách tắc thị trường bất động sản, hội nhập kinh tế quốc tế… hay những chuyện gần gũi đời thường hơn như mở lối tư duy giáo dục, thưởng Tết, tăng giá xăng, trách nhiệm của cơ quan dự báo bão, áp lực học hành, hiệp sĩ đường phố... mỗi vấn đề Đại Dương đưa ra đều có sức nóng nhất định, thậm chí “nóng rẫy”. Bởi lẽ, đó đều là những vấn đề chứa đựng sự bất ổn mà xã hội hay bản thân mỗi con người đang phải đối mặt. Và việc gọi tên, phản biện những bất ổn này một cách thẳng thắn, với anh, không chỉ là đi tìm và phơi bày sự thật, mà cao hơn là để “đấu tranh cho/vì sự tiến bộ của xã hội”, để “kiến tạo cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn”.

Ở phần 3, cũng là phần khép lại cuốn sách với 12 phóng sự, ký sự, bạn đọc nhận ra ở Đại Dương hình ảnh của một nhà báo chịu khó đi, luôn chăm chú quan sát, lắng nghe. Đó có thể là những chuyến đi rất gần, ngay ngoại ô hay các khu công nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh, nhưng cũng có khi là những hành trình xa ngái lên tận biên giới phía Bắc, vùng cao tỉnh Quảng Trị hay ra đảo Cát Bà, quần đảo Trường Sa, thậm chí vượt qua biên giới của Tổ quốc để đến Thái Lan, Myanmar. Nhưng khác với nhiều đồng nghiệp, Đại Dương không viết về những chuyến đi như một sự “trình diễn những trải nghiệm cá nhân” mà thay vào đó, mỗi phóng sự, ký sự của anh đều nhằm “chỉ giúp độc giả những thứ họ không thấy, nói giúp những điều họ không thể nói”. Xét cho cùng, đây cũng là hành trình đi tìm sự thật. Chỉ có điều, sự thật mà Đại Dương muốn nói đến thông qua những phóng sự, ký sự này là thân phận con người. Qua những trang viết giàu lòng trắc ẩn của anh, người đọc không khỏi cảm thương cho số phận của những nữ công nhân để cả tuổi thanh xuân trôi qua trong những xưởng may ở ngay giữa lòng TP. Hồ Chí Minh phồn hoa; xót xa, day dứt về những cái chết vì “ma ngón” của trẻ em vùng cao Điện Biên, nạn tảo hôn của người Vân Kiều, Pakô ở miền Tây Quảng Trị, những đứa trẻ “không khai sinh, không hộ khẩu, không học hành” ở “vịnh… chết dần” huyện đảo Cát Bà…

Nhiều người trong nghề thường bảo, không có gì chết nhanh bằng những bài báo, nhất là trong thời buổi thông tin ngồn ngộn như hiện nay. Có khi vừa rời khởi nhà in chúng đã rơi vào sự lãng quên của người đọc và cả chính tác giả. Vậy nhưng, những bài báo trong “Sự thật-Để trần hay che mặt?”, dù viết ngay sát thời điểm cuốn sách được in hay cách đây đã ngoài 20 năm nhưng bây giờ đọc lại vẫn thấy hấp dẫn, vẫn nóng hổi tính thời sự. Vậy điều gì đã làm nên sức sống lâu bền cho những bài báo này? Câu trả lời, như chính tác giả của nó tâm sự: “Mỗi tác phẩm là một sự dấn thân, lăn xả và có một phần cuộc đời của tôi ở đó”. Khi ai đó đã đem cả cuộc đời mình đặt vào trang viết, thử hỏi, những tác phẩm ấy làm sao chết được?

Thùy Chi

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Tác phẩm đặc sắc của 8 nghệ sĩ trẻ tài năng nhất từ cuộc thi mỹ thuật uy tín Đông Nam Á “UOB Painting of the Year 2023” được trưng bày tại triển lãm, đón khách tham quan từ sáng 23/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ nhân bức tranh được giải cao nhất mang về phần thưởng 500 triệu đồng.