Chen nhau chụp ảnh nàng Mona Lisa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trước bức tranh nổi tiếng Mona Lisa ở bảo tàng Louvre (Pháp) luôn có đám đông chen lấn để được chụp ảnh bức chân dung nổi tiếng này.

 Người xem vây kín bức tranh
Người xem vây kín bức tranh



Bảo tàng Louvre là một viện bảo tàng nghệ thuật và lịch sử nằm bên bờ sông Seine, tại Q.1, TP. Paris, Pháp. Bảo tàng vốn là một pháo đài được vua Philippe Auguste cho xây dựng vào năm 1190. Cuối thế kỷ 14, đây là cung điện hoàng gia. Từ năm 1672, khi triều đình Pháp chuyển về lâu đài Versailles, bộ sưu tập hoàng gia được lưu trữ tại Louvre. Thời kỳ Cách mạng Pháp, cung điện trở thành bảo tàng, mở cửa từ năm 1793.

 

 Đông đảo khách tham quan khắp thế giới đến với bảo tàng Louvre mỗi ngày
Đông đảo khách tham quan khắp thế giới đến với bảo tàng Louvre mỗi ngày



Louvre trưng bày thường xuyên 36.000 hiện vật (vừa được bổ sung thêm 1.000 hiện vật so với trước đây chỉ trưng bày 35.000) trên tổng số 380.000 hiện vật, chia thành 8 bộ sưu tập: Phương Đông cổ đại; Ai Cập cổ đại; Hy Lạp, La Mã và Etruria cổ đại; Nghệ thuật Hồi giáo; Hội họa; Điêu khắc; Nghệ thuật hoạ hình và Nghệ thuật trang trí.

 

Một góc bảo tàng
Một góc bảo tàng



Bộ sưu tập hội họa chiếm một không gian trưng bày rất lớn của Louvre, với gần 12.000 tác phẩm phương Tây từ thế kỷ 13 cho tới năm 1848. Mona Lisa, tác phẩm của Leonardo da Vinci,  là bức tranh có kích thước 77 cm x 53 cm, khá nhỏ bé so với nhiều tác phẩm khác trong phòng trưng bày, nhưng lại là tâm điểm chú ý của khách đến tham quan bảo tàng.

 

 Đông nghẹt người tập trung trước bức tranh Mona Lisa tìm cách chen chân lên phía trước
Đông nghẹt người tập trung trước bức tranh Mona Lisa tìm cách chen chân lên phía trước



Bức chân dung được vẽ từ thế kỷ 16 này nổi tiếng bởi sự bí ẩn trên gương mặt của thiếu phụ trong tranh. Đặc biệt là khóe miệng cười khó thể đoán định cảm xúc. Trong phòng trưng bày, bức tranh này được đặt ở vị trí trung tâm giữa khán phòng chứ không treo dọc theo 4 vách tường như các tác phẩm khác. Không chỉ thế, Mona Lisa còn được bảo vệ bởi một lớp khung kínhchống đạn và có hàng rào ngăn cách chứ không được xem trực tiếp ở cự ly gần như các hiện vật còn lại.

 

Cận cảnh bức chân dung bí ẩn
Cận cảnh bức chân dung bí ẩn



Mona Lisa đã đặc biệt càng trở nên đặc biệt khi người ta giờ đây cũng thưởng lãm bức tranh theo một cách khác thường. Không phải là thái độ trầm lặng để chiêm ngưỡng một tác phẩm nghệ thuật mà ngược lại, xung quanh bức tranh luôn có đám đông ồn ào chen lấn, vây quanh.

 

Nhân viên an ninh luôn vất vả ổn định đám đông chen lấn phía trên trước bức tranh
Nhân viên an ninh luôn vất vả ổn định đám đông chen lấn phía trên trước bức tranh



Những chiếc điện thoại giơ lên cao để cố gắng chụp được một bức ảnh của Mona Lisa cộng với không khí náo nhiệt của dòng người đang cố tiến đến gần bức tranh khiến người ta liên tưởng đến một buổi xem nhạc hội hơn là đang đi ngắm tranh.

 

Những chiếc điện thoại luôn được giơ cao trước bức tranh
Những chiếc điện thoại luôn được giơ cao trước bức tranh



Cũng có người cho rằng bức tranh đang khiến người ta cố chen lấn để có được một bức ảnh cùng nàng Mona Lisa kia không phải là tranh thật vì sau vụ mất cắp trước đây vào năm 1911, tác phẩm sau khi quay lại bảo tàng đã được cẩn thận giấu kỹ ở một nơi bí mật. Và cho dù là tranh thật hay không thì mỗi ngày tại Louvre, nàng Mona Lisa vẫn nở nụ cười bí ẩn với đám đông phấn khích đang giơ cao máy ảnh cố chen chân đến gần mình…

Tố Tâm (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.