Một chút lãng mạn, một thoáng cô đơn cho "Mùa Đông huyền bí"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Mùa Đông huyền bí” - tập thứ bảy trong loạt truyện về nhân vật Mumi của nhà văn nổi tiếng người Phần Lan Tove Jansson là một cuốn truyện đầy chất thơ.

 

 Tove Jansson là một nhà văn-họa sỹ nổi tiếng người Ba Lan. (Ảnh: The Guardian)
Tove Jansson là một nhà văn-họa sỹ nổi tiếng người Ba Lan. (Ảnh: The Guardian)



Với ngôn ngữ trong trẻo, giọng điệu ngọt ngào cùng lối miêu tả sinh động, tác giả đã đặc tả vẻ đẹp đầy mê hoặc của mùa Đông Bắc Âu, tạo nên một thế giới thanh bình, không có bạo lực và hận thù.

Loài Mumi luôn ngủ Đông (từ tháng Mười năm trước đến tháng Tư năm sau). Thế nhưng, năm nay, bỗng xảy ra một điều khác lạ: “Ánh trăng lang thang từ chiếc ghế xích đu quệt lên mặt chiếc bàn trong phòng khách, lướt qua cái núm đồng ở cuối giường và rọi thẳng vào mặt Mumi. Đúng lúc ấy, một điều chưa từng thấy cũng như chưa từng nghe kể đã xảy ra. Mumi bừng tỉnh và không thể ngủ tiếp được nữa.”

Từ đây, Mumi bắt đầu hành trình khám phá mùa Đông với vô số điều kì lạ tại chính ngôi nhà của mình và trong thung lũng Mumi: một sinh vật nhỏ bé với cặp mắt nhỏ xíu nhìn chằm chằm cậu từ phía dưới bồn rửa bát, “nhà tắm ma ám” với những sinh vật vô hình, những đồ vật trong nhà Mumi bị lấy đi và đảo lộn trật tự.

Bên ngoài, con sông với dòng nước trong vắt, chảy róc rách qua khu vườn mùa Hè nhà Mumi bỗng trở nên đen ngòm và lạnh lùng, cây cối trơ trụi… Hiện thực ấy khiến Mumi nghĩ rằng: “Cả Trái Đất đã chết trong khi ta ngủ.”

Một chút lãng mạn, một thoáng cô đơn, đôi lúc triết lý và pha trộn những màn phiêu lưu mạo hiểm, Tove Jansson đã tạo nên một “Mùa Đông huyền bí” cuốn hút độc giả nhiều lứa tuổi.


 


Ngài Ilkka-Pekka Similä, Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam chia sẻ, Tove Jansson là một trong những nhà văn nổi tiếng và được yêu mến nhất ở Phần Lan. Những tác phẩm của bà có cốt truyện đơn giản nhưng lại tạo được những rung động đa chiều và sâu sắc, được cả trẻ em và người lớn yêu thích. Loạt truyện về nhân vật Mumi đã được chuyển thể sang nhiều loại hình nghệ thuật khác (kịch, opera, phim hoạt hình…).

Mumi là tên gọi chung của các nhân vật chính trong bộ truyện dài (9 tập) và truyện tranh (5 tập) do Tove Jansson sáng tạo nên, mang đậm dấu ấn của những chú lùn Mumi trong thần thoại xứ Scandiavia mà bà được nghe kể từ thời thơ ấu.

Từ một nhân vật văn học hư cấu, Mumi đã trở thành biểu tượng văn hóa của đất nước Phần Lan. Hình ảnh các nhân vật Mumi xuất hiện trên hầu hết các sản phẩm của Phần Lan từ đồ trang sức, đồ chơi, sản phẩm tiêu dùng đến biểu tượng của hãng hàng không quốc gia…

Bản dịch tiếng Việt “Mùa Đông huyền bí” do Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 100 năm Quốc khánh Phần Lan (6/12/1917-6/12/2017).

Trong dịp này, Nhà xuất bản Kim Đồng cũng tái bản sáu tập trong loạt truyện về nhân vật Mumi: “Chiếc mũ phù thủy,” “Đứa trẻ vô hình,” “Mumi và sao chổi,” “Ngày hạ chí nguy hiểm,” “Những cuộc phiêu lưu li kì của Mumi Bố” và “Gia đình Mumi ở biển”.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...

Văn hóa báo chí thời đại số

Văn hóa báo chí thời đại số

Từ điểm khởi đầu những năm 1925 cho đến ngày đất nước thống nhất năm 1975, nền báo chí cách mạng Việt Nam đã đi qua nhiều giai đoạn lịch sử vinh quang, viết nên bao câu chuyện anh hùng của một dân tộc anh hùng.
Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Là người con của quê hương Kinh Bắc, bị cuốn hút bởi những hình ảnh mộc mạc, bình dị và rất đỗi thân quen qua những bản khắc gỗ tranh Đông Hồ, khi bén duyên với hội họa, họa sĩ Tú Duyên đã mày mò tìm hiểu và sáng tạo ra kỹ thuật thủ ấn họa.