Đất và người Tây Nguyên trong thơ Hương Đình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hương Đình là bút danh trên địa hạt văn chương của thầy giáo, Tiến sĩ Toán học Trịnh Đào Chiến. Quê ông ở An Nhơn-Bình Định, một huyện đồng bằng trù mật, nhiều danh thắng tự nhiên, lịch sử nổi tiếng của đất nước.

Cụ thân sinh Trịnh Đào Chiến là nghệ sĩ tuồng có dấu ấn đặc biệt trong lòng khán giả từ thập niên 90 của thế kỷ XX trở về trước. Sở dĩ phải nói vài dòng như vậy để thấy Hương Đình là con nhà nòi làm nghệ thuật. Ngoài năng lực cầm bút được xác tín, ông còn hát hay, chơi ghi-ta giỏi như một nghệ sĩ thực thụ. Ở Hương Đình, không khó tách bạch đâu là nhà thơ, đâu là nhà giáo tuy ở cả 2 lĩnh vực này ông đều cống hiến hết mình và gặt hái nhiều thành công. Khăn gói lên Gia Lai dạy học từ năm 1983 rồi gắn bó đến bây giờ, trải qua nhiều cương vị công tác trong ngành sư phạm, thầy giáo Trịnh Đào Chiến có dịp đi nhiều nơi quan sát, tiếp xúc, cảm thấu đất và người Tây Nguyên, làm nguồn tư liệu, bật thức cảm xúc thơ Hương Đình. Đề tài về Tây Nguyên trong thơ ông không nhiều, nhưng có dấu ấn riêng cả về nội dung lẫn bút pháp nghệ thuật. Trong đó, có 2 bài thơ: “Có một làng vùng sâu” và “Một góc cao nguyên”.

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Dùng số từ “một” ở tiêu đề 2 bài thơ, tác giả nhằm giới thiệu đơn vị làng riêng lẻ, cụ thể. Nhưng “góc cao nguyên” cụ thể vào thời điểm ông đến lại có sức khái quát nét đặc trưng đất và người cả vùng miền. Còn khi nói “làng vùng sâu”, xưng danh ấy tự nó đã giới thiệu đây là nơi cư trú của phần đông đồng bào Tây Nguyên bản địa mà đời sống còn nghèo nàn, giao thông đi lại còn khó khăn; tập quán sinh hoạt, canh tác còn nguyên sơ thuần phác. Cứ nhìn vào là thấy, tất cả đều hiện ra, ở con người-quang cảnh-sự vật, cần gì phải đi sâu tìm hiểu. Chính vì thế, xuyên suốt 2 bài thơ, tác giả chỉ dụng đến bút pháp tả thực, mỗi khổ thơ chỉ 2 câu, hình ảnh đối lập hoặc tương hỗ, đơn nghĩa, góp phần lý giải cái sự khó nghèo kia bởi cả nhân tố chủ quan và yếu tố khách quan.

Cũng không có gì làm lạ, sống ở vùng sâu khó khăn gian khổ là hiển nhiên nhưng ấy là người ngoài nhìn vào chứ chính họ chừng như thản nhiên lắm. Con người ở đấy sống hài hòa cùng thiên nhiên, hồn nhiên và chân thực, cứ: “Mùa khô mót củi mùa mưa nằm chờ/Rừng làng thoải mái đất làng mênh mông”. Lễ hội sinh ra từ nắng gió, để chia vui sớt buồn, nên gác lại mọi thứ cùng tham gia, mà say sưa cùng lễ hội: “Đang mùa bỏ mả đang mùa chiêng cồng/Trẻ con tồng ngồng già làng líu lưỡi”, để rồi: “Đàn ông lờ đờ đàn bà vật vờ/Bên cái đầu trâu nằm quắc cần câu” mặc cho cái khó nghèo, đói giáp hạt đến gần, vây quanh: “Rượu cần đã nhạt nhà rông đã bạc/Bó ngô giáp hạt giắt vào chỏng chơ”. Đời sống khó khăn, nếp sống lạc hậu nối tiếp thế hệ, khó thay đổi hằn hiện ra, xót đắng: “Có anh mười tám gầy như tượng mồ/Mười sáu có cô tay bồng lưng địu”.    

Làng vùng sâu tuy nhận được nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn nhân lực, góp phần làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm cho người dân nhưng đâu có dễ dàng: “Có anh y sĩ học rồi đi luôn/Có cô giáo trẻ nhớ nhà ngồi buồn”.

Làng vùng sâu không đồng nghĩa với sự cô độc bởi giao lưu có đấy, tuy mật độ không nhiều: “Có đoàn cán bộ lâu rồi xuống đây/U-oát lóng ngóng giữa con suối gầy”. Giao lưu có đấy, cả khách không mời mà đến: “Vực sâu mặc vực đèo quanh co đèo/Mấy thớt gỗ lậu bụi mờ vút theo”. Quan tâm có đấy mà khó đổi thay, như muối bỏ biển. Tâm lý mong chờ, ỷ lại Nhà nước giúp đỡ ăn sâu, đè nặng: “May mà trên tỉnh cấp cho tấm tôn/Nếu không mưa xuống ướt hết còn gì” và: “May mà trên huyện cấp cái ti vi/Nếu không tối tối cả làng làm chi”. Vì thế cái vòng lẩn quẩn đói nghèo không thoát ra được (và cả chính họ không muốn thoát ra), cứ tự nhiên chấp nhận như quy luật đời người: “Trẻ con càng lớn già làng càng già/Rồi mùa giáp hạt lại về làng ta”.

Ở bài thơ “Một góc cao nguyên”, tác giả sử dụng hàng loạt những tính từ chỉ màu sắc: “đỏ”, “nâu”, “xanh”, “trắng”, “vàng” gắn với từng sự vật xung quanh, từng chi tiết trên cơ thể người: “Đỏ chiều, đỏ đường, đỏ quả gì gì, váy tua rua đỏ/Lưng nâu, môi nâu, nhà sàn nâu, thuốc lá nâu/Cà phê xanh, lá ngô xanh, xanh mít, xanh tiêu, xanh điều, xanh cỏ/Dã quỳ vàng, lá ngô vàng, những đàn bò vàng, những cơn sốt rét vàng/Đêm trắng trăng, suối trắng, nước trắng/Đom đóm trắng, tượng mồ trắng, chiêng ché trắng, tha ma trắng” tiếp dẫn ngồn ngộn hình ảnh: “Trẻ con tóc khét bụng ỏng cười ngập trong đỏ/Người lớn tóc xoăn vú mướp lầm bụi nâu” và cả cái lý nghịch không mà có: “Không có nụ tầm xuân nào rừng cũng xanh quá thể” đến khái quát quy luật thời tiết: “Gió đi đến đâu vàng đến đó”. Thế mà lại tịnh không có một thanh âm nào gợi không khí trầm nặng, chìm khuất dẫu không gian đầy hình ảnh và sắc màu, gây hiệu ứng “lạnh” cho người đọc xuyên suốt mạch thơ. Hai câu kết ở khổ thơ cuối, tác giả “tự thú”, cho “ý đồ” hiện ra, gắn tâm trạng của mình vào đó: “Tôi đi giữa đỏ nâu vàng trắng, giữa trẻ con và người lớn/Như người mộng du, như người từ cõi khác”.

Cả 2 bài thơ đi theo mạch kể và tả, có chọn lọc, khúc xạ qua lăng kính nghệ thuật riêng không lẫn “rất Hương Đình”. Đọc những bài thơ trên của Hương Đình mới thấy cái tài ghi chụp hiện tượng, sự vật và lưu giữ sự kiện bằng thơ của ông.

Nguyễn Đình Phê

Có thể bạn quan tâm

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Tác phẩm đặc sắc của 8 nghệ sĩ trẻ tài năng nhất từ cuộc thi mỹ thuật uy tín Đông Nam Á “UOB Painting of the Year 2023” được trưng bày tại triển lãm, đón khách tham quan từ sáng 23/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ nhân bức tranh được giải cao nhất mang về phần thưởng 500 triệu đồng.